Loading

08:07 - 11/11/2024

Dân quân tự vệ có được trang bị vũ khí quân dụng hay không?

Tôi vừa nhận giấy báo tham gia lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt tại địa phương. Do đó, tôi muốn biết là lực lượng dân quân tự vệ có được trang bị vũ khí quân dụng hay không ạ? Và cụ thể là đối với trường hợp của tôi là dân quân tự vệ nòng cốt thì có được không?

Nội dung chính

    Dân quân tự vệ có được trang bị vũ khí quân dụng hay không?

    Theo quy định hiện hành thì vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

    - Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

    - Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

    - Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

    - Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí trên.

    Theo Khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm: Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ; Cảnh sát biển; Công an nhân dân; Cơ yếu; Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm lâm, Kiểm ngư; An ninh hàng không; Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

    Như vậy, căn cứ quy định trên đây thì lực lượng dân quân tự vệ thuộc đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng theo quy định của pháp luật.

    Trong đó, theo quy định tại Luật dân quân tự vệ 2009 thì dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.

    Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi. Trong đó, Dân quân tự vệ nòng cốt gồm: Dân quân tự vệ cơ động; Dân quân tự vệ tại chỗ; Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.

    Theo quy định tại Khoản 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng là Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

    saved-content
    unsaved-content
    293