Loading

10:10 - 19/12/2024

Dàn ý nghị luận về một vấn đề đời sống mà em quan tâm môn Ngữ văn lớp 8?

Học sinh tham khảo mẫu dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống? Mục tiêu của chương trình môn ngữ văn lớp 8 là gì?

Nội dung chính

    Dàn ý nghị luận về một vấn đề đời sống mà em quan tâm môn Ngữ văn lớp 8?

    Các bạn học sinh có thể tham khảo mẫu dàn ý nghị luận về một vấn đề tđời sống dưới đây:

    Mở bài:

    - Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận

    - Thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.

    Thân bài:

    - Giải thích vấn đề cần bàn luận;

    - Đưa ra hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết, cho ví dụ;

    - Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí.

    Kết bài:

    - Khẳng định lại ý kiến

    - Đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

    Dưới đây là một số mẫu nghị luận về một vấn đề đời sống mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

    Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống mà em quan tâm - mẫu 01: Tình bạn

    Tình bạn đem đến cho con người những điều thật tuyệt vời. Bởi vậy mà: “Không thể sống thiếu tình bạn”.

    Hiểu đơn giản rằng tình bạn là tình cảm yêu mến, gắn bó giữa bạn bè - những con người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh. Họ cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Con người không thể sống trong cô đơn. Dù là ai cũng cần có một người bạn ở bên cạnh. Bởi vậy, con người không thể sống thiếu tình bạn.

    Tôi cảm thấy lời câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn. Tình bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó tồn tại giống như một nguồn sống, một chỗ dựa tinh thần cho mỗi người. Bạn bè không thể ở bên chúng ta mỗi ngày, nhưng khi gặp phải bất cứ khó khăn nào, mỗi người bạn thực sự thân thiết đều có thể sẵn lòng giúp đỡ. Chính bạn bè cũng là những người cho ta niềm tin để có thể chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn. Có thể cùng khóc cùng cười. Trong đường đời đầy thử thách, nếu như có một người bạn bên cạnh, có thể đưa ra những lời khuyên răn. Những người bạn tốt sẽ biết bao dung với những sai lầm của chúng ta.

    Chắc hẳn không ai là không biết đến câu chuyện tình bạn cảm động của Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở nhỏ. Nhà Dương Lễ nghèo khó, còn Lưu Bình lại giàu có nên thường đưa bạn về nhà ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn rất gắn bó. Dương Lễ luôn ra sức học, còn Lưu Bình cậy gia đình giàu có nên lười biếng, ham chơi. Ðến khoa thi, Dương Lễ thi đỗ. Còn Lưu Bình thì thi trượt nên chán nản và lại càng ăn chơi hơn trước, tiền của dần tiêu hết.

    Trong hoàn cảnh đó, Lưu Bình đến nhờ cậy Dương Lễ nhưng không gặp được bạn. Dương Lễ cho người dọn cơm hẩm với đĩa cà thâm để tiếp đãi, có vẻ khinh bạc. Lưu Bình tức giận ra về, dọc đường ghé lại quán trọ gặp được Châu Long. Được lời khuyên nhủ của Châu Long, Lưu Bình tu chí học hành và đỗ đạt, lúc trở về quê vinh quy bái tổ thì không thấy Châu Long đâu nữa. Chỉ khi đến nhà Dương Lễ để trút nỗi giận năm xưa mới nhìn thấy Châu Long. Lúc này chàng mới nhận ra Dương Lễ vì muốn mình có thể tu chí học hành mà đã sai người vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ ăn học cho thành tài. Cả hai từ đó lại càng gắn bó khăng khít hơn. Qua câu chuyện này, có thể thấy, chính nhờ tấm lòng lo lắng và sự hi sinh của Dương Lễ dành cho bạn, mà Lưu Bình mới có thể thay đổi thành một người tốt hơn, thành công hơn.

    Trong xã hội hiện đại, những giá trị tình cảm đang dần trở nên mai một. Chính vì vậy, con người cần phải biết trân trọng những người bạn luôn ở bên cạnh chúng ta. Tóm lại, con người “không thể sống nếu thiếu tình bạn”.

    Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống mà em quan tâm - mẫu 02: Hút thuốc lá

    Xã hội ngày càng phát triển, các tệ nạn xã hội cũng xảy ra ngày càng phổ biến. Vấn đề hút thuốc lá chưa trở thành một tệ nạn, nhưng nó đang gây ra những hậu quả khôn lường đến cuộc sống của con người.

    Thuốc lá là một sản phẩm tiêu dùng phổ biến trong cuộc sống. Nó được sản xuất từ những thành phần có hại cho sức khỏe của con người, nhất là ảnh hưởng đến lá phổi - cơ quan hô hấp quan trọng. Thuốc lá cũng giống như những chất gây nghiện, một khi đã sử dụng thì rất khó bỏ. Hút thuốc lá dường như đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là ở nam giới. Hiện nay, người hút thuốc lá ngày một gia tăng, không chỉ về số lượng mà còn ở độ tuổi (nhiều lứa tuổi). Đáng báo động nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên - những con người còn đang có sức khỏe.

    Nguyên nhân dẫn đến thực trạng có thể xuất phát từ rất nhiều yếu tố. Trong cuộc sống, nhiều gặp phải những áp lực lớn về công việc, họ tìm đến thuốc lá như một “liều thuốc” để giải tỏa áp lực. Cũng do thuốc lá có chất kích thích tạo cảm giác sảng khoái, hưng phấn hơn. Đôi khi cũng có thể do tâm lý đám đông ảnh hưởng vì bạn bè rủ rê. Đối với giới trẻ có thể xuất phát từ sự tò mò muốn khám phá hoặc thể hiện cá tính của bản thân trước những người xung quanh. Nhiều bạn trẻ cho rằng việc hút thuốc là là cá tính, vì vậy hút thuốc là để chứng minh sự khác người. Đặc biệt nhất là những quy định về việc hạn chế hút thuốc lá còn chưa hoàn thiện.

    Trước hết, hút thuốc lá sẽ gây nguy hại đến sức khỏe của con người. Khói thuốc lá có nhiều chất độc thấm vào cơ thể. Những lông rung của những tế bào niêm mạc ở ở vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt, gây ra ho hen, sau nhiều năm có thể gây viêm phế quản; chất hắc ín thấm vào tế bào gây ra ung thư. Các chất ô-xít các-bon bám chặt vào máu, hồng cầu không có chúng tiếp cận với ô-xi. Và các chất ni-cô-tin trong khói thuốc lá làm cho các động mạch co thắt lại, gây ra các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh cũng bị nhiễm độc, viêm phế quản, ung thư, gây nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi… Ngoài ra, việc hút thuốc là còn gây ra ảnh hưởng đến đạo đức của con người. Người lớn hút thuốc, trẻ em sẽ học theo tấm gương xấu. Tỉ lệ hút thuốc lá ở thanh thiếu niên ngày càng tăng cao, khi cần tiền để mua thuốc có thể sẵn sàng trộm cắp, hoặc dễ dàng tiếp cận với rượu bia, ma túy.

    Chính vì vậy, cần có những biện pháp như cấm hút thuốc nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm, tích cực tuyên truyền với các khẩu hiệu chống thuốc lá lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá, người lớn làm gương cho trẻ nhỏ…

    Tóm lại, hút thuốc là là một việc làm vô có hại cho sức khỏe của con người. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải ý thức nói không với thuốc lá để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

    Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

    Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm môn Ngữ văn lớp 8?

    Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm môn Ngữ văn lớp 8? (Hình ảnh từ Internet)

    Mục tiêu của chương trình môn ngữ văn lớp 8 là gì?

    Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT có quy định về mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn lớp 8, cụ thể như sau:

    - Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

    - Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

    Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

    Yêu cầu năng lực văn học của học sinh ở môn ngữ văn lớp 8 là gì?

    Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT có quy định về mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn lớp 8, cụ thể như sau

    - Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

    - Hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả trong văn bản; nhận biết được kịch bản văn học, tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch; nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, hình tượng văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, điểm nhìn, xung đột, luật thơ, kết cấu, từ ngữ, mạch cảm xúc trữ tình; các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ). Nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam; hiểu tác động của văn học với đời sống của bản thân.

    saved-content
    unsaved-content
    1147