Loading

10:11 - 19/12/2024

Dàn ý phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc môn Ngữ văn lớp 7? Kiến thức văn học Môn ngữ văn lớp 7 có gì?

Học sinh tham khảo dàn ý phân tích đặc điểm một nhân vật văn học môn Ngữ văn lớp 7? Kiến thức văn học Môn ngữ văn lớp 7 có gì?

Nội dung chính

    Dàn ý phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc môn Ngữ văn lớp 7?

    Các bạn học sinh có thể tham khảo mẫu dàn ý phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc dưới đây:

    Mở bài:

    Giới thiệu về nhân vật và nêu ý kiến về đặc điểm nhân vật

    Thân bài:

    Giới thiệu thông tin về tác giả, tác phẩm:

    + Nêu ý kiến của người viết về đặc điểm thứ nhất và thứ hai của nhân vật.

    + Nêu những trích dẫn từ tác phẩm để tăng sức thuyết phục.

    + Phân tích, bàn luận dẫn chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật

    Kết bài:

    Khẳng định lại ý kiến về đặc điểm nhân vật, nêu cảm nghĩ về nhân vât.

    Dưới đây là một số bài mẫu phân tích:

    Phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - mẫu 1: nhân vật cô Tấm

    Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng.

    Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

    Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.

    Phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - mẫu 2: nhân vật Dế Mèn

    “Bài học đường đời đầu tiên” là một trong những truyện đồng thoại nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Thông qua nhân vật Dế Mèn cùng những thử thách, vấp ngã trong chặng đường đầu tiên của cuộc đời, Tô Hoài đã gửi gắm rất nhiều những bài học ý nghĩa về cuộc sống, đặc biệt là bài học dành cho giới trẻ. Trong truyện chúng ta hình dung rõ ràng về một chú Dế Mèn có nét đẹp cường tráng, khỏe mạnh hơn người nhưng tính cách thì xốc nổi hống hách, cuối cùng trước cái chết của người bạn, Dế Mèn đã rút ra cho mình những bài học đắt giá.

    Nhân vật Dế Mèn được giới thiệu là chàng Dế Mèn thông minh, khỏe mạnh, cường tráng với sức khoẻ hơn người. “ Đôi càng của chàng ta mẫm bóng, những cái vuốt ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh dài đến tận gót chân” Cũng chính bởi vậy Dế Mèn tỏ ra kiêu ngạo, hợm hĩnh, coi thường tất cả những người xung quanh, không xem ai ra gì.

    Tạo ra cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Dế Choắt đã giúp người đọc hình dung được những đặc điểm về tính cách của nhân vật. Vì thói kiêu căng, hợm hĩnh nên Dế Mèn bỏ ngoài tai những lời cầu khẩn của Dế Choắt “thông ngách sang nhà ta hả, chú mày hôi như cú ấy…”Trước sự khốn khó và nỗi đau của đồng loại Dế Mèn không hề có sự cảm thông, chia sẻ mà ngược lại thằng thừng chà đạp lên nỗi đau nó. Những lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt càng chứng tỏ chàng thanh niên mới lớn này có tính kiêu ngạo, hống hách, xốc nổi của tuổi trẻ và rồi đó sẽ là mầm mống tai họa sau này mà Dế Mèn sẽ phải trả giá.

    Sự kiêu căng, hợm hĩnh của Dế Mèn được thể hiện rõ hơn cả qua hành động trêu ngươi chị Cốc. Dế Mèn cất tiếng hát véo von “vặt lông con Cốc cho tao, tao nấu tao nướng, tao xào, tao ăn”, rồi chui tọt vào hang, vắt chân tự hào về thành tích của mình. Thế rồi khi chị Cốc đi tìm kẻ trêu ngươi mình thì Dế Mèn sợ hãi chui tọt vào trong hang không nhúc nhích mặc kệ Dế Choắt đang phải chịu những trận mổ như trời giáng của Chị Cốc. Tình tiết này chứng tỏ Dế Mèn kiêu căng, hợm hĩnh nhưng lại đê hèn, không dám nhận những việc mình đã làm, bỏ mặc bạn bè trong cơn khốn khó. Trước cái chết của Dế Choắt mà nguyên nhân sâu xa là do mình, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên, vô cùng thấm thía và đắt giá.

    Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

    Dàn ý phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc môn Ngữ văn lớp 7?

    Dàn ý phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc môn Ngữ văn lớp 7? Kiến thức văn học Môn ngữ văn lớp 7 có gì? (Hình ảnh từ Internet)

    Kiến thức văn học Môn ngữ văn lớp 7 có gì?

    Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định nội dung kiến thức văn học của Môn ngữ văn lớp 7 như sau:

    - Giá trị nhận thức của văn học

    - Đề tài và chủ đề của văn bản; mối liên hệ giữa chi tiết với chủ đề, cách xác định chủ đề văn bản; thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản

    - Văn bản tóm tắt

    - Hình thức của tục ngữ

    - Đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng

    - Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tác dụng của mỗi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể

    - Một số yếu tố hình thức của thơ bốn, năm chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp

    - Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn

    - Những trải nghiệm cuộc sống và việc hiểu văn học

    Học sinh lớp 7 có các hình thức khen thưởng nào?

    Tại Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về việc khen thưởng:

    Khen thưởng
    1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh
    a) Khen thưởng cuối năm học
    - Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
    - Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
    b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
    2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

    Như vậy, học sinh lớp 7 có các hình thức khen thưởng sau:

    - Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc"

    - Khen thưởng danh hiệu "Học sinh giỏi"

    - Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học

    Trong trường hợp học sinh có thành tích đặc biệt thì có thể được được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

    saved-content
    unsaved-content
    937