Danh sách các phòng công chứng tại Hà Nội? Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng được lập khi nào?
Nội dung chính
Danh sách các phòng công chứng tại Hà Nội
Các phòng công chứng tại Hà Nội:
(1) Phòng công chứng số 1
Địa chỉ: Số 310 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng
Điện thoại: 024.3976.1741
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Tuấn Đạo Thanh
(2) Phòng công chứng số 2
Địa chỉ: Số 654 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên
Điện thoại: 024.3877.1581
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Nguyễn Chí Thiện
(3) Phòng công chứng số 3
Địa chỉ: Số 6 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3795.8301
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Trần Thái Bình
(4) Phòng công chứng số 4
Địa chỉ: Tầng 1 nhà N4D, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân
Điện thoại: 024.3556.5025
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Tô Phương Hà
(5) Phòng công chứng số 5
Địa chỉ: Đường Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn
Điện thoại: 024.0384.8555
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Cao Mạnh Cường
(6) Phòng công chứng số 6
Địa chỉ: Số 18 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai
Điện thoại: 024.3664.7860
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Nguyễn Xuân Bang
(7) Phòng công chứng số 7
Địa chỉ: Thôn Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông
Điện thoại: 024.3382.4034
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Vũ Đông
(8) Phòng công chứng số 8
Địa chỉ: Đường La Thành, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây
Điện thoại: 024.3383.2160
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Phương Văn Toàn
(9) Phòng công chứng số 9
Địa chỉ: Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh
Điện thoại: 024.3525.0323
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Phạm Hữu Hùng
(10) Phòng công chứng số 10
Địa chỉ: Quốc lộ 32, Vật Lại, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì
Điện thoại: 024.3396.0973
Trưởng tổ chức hành nghề công chứng: Nguyễn Hằng Nga
(Các phòng công chứng tại Hà Nội trên đây được cập nhật đến ngày 31/3/2024)
Danh sách các phòng công chứng tại Hà Nội? Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng được lập khi nào? (Hình từ Internet)
Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng được lập khi nào?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
1. Trường hợp địa phương đã phát triển được Văn phòng công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức và căn cứ vào quy định của pháp luật có liên quan, Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
2. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trình tự, thủ tục giải thể Phòng công chứng thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập. Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; quy định lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, giải thể Phòng công chứng tại các địa phương.
Theo đó, Sở Tư pháp sẽ lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng khi địa phương đã có đủ Văn phòng công chứng đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức. Đề án này được xây dựng dựa trên các quy định pháp luật liên quan và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Chuyển đổi phòng công chứng sang văn phòng công chứng tư nhân theo các phương thức nào?
Tại Điều 8 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về phương thức chuyển đổi phòng công chứng sang văn phòng công chứng tư nhân như sau:
Phương thức chuyển đổi Phòng công chứng
1. Quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được chuyển giao cho chính các công chứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng theo giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Các công chứng viên của Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi đều có quyền tham gia nhận chuyển đổi Phòng công chứng. Trưởng Phòng công chứng có trách nhiệm tập hợp danh sách công chứng viên của Phòng công chứng có nhu cầu nhận chuyển đổi Phòng công chứng gửi Sở Tư pháp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
2. Quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được tổ chức đấu giá trong trường hợp có giá trị lớn và có nhiều công chứng viên khác đang hành nghề trên địa bàn đủ điều kiện tham gia đấu giá quyền nhận chuyển đổi theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này có văn bản đề nghị được tham gia đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng. Trong trường hợp này, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng.
Trường hợp các công chứng viên tham gia đấu giá trả giá ngang nhau thì các công chứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi được ưu tiên trúng đấu giá; trường hợp có nhiều hồ sơ của các công chứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi cùng trả giá cao nhất hoặc các công chứng viên không làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi cùng trả giá cao nhất thì Hội đồng đấu giá tổ chức bốc thăm để chọn ra người trúng đấu giá.
Theo quy định này, có hai phương thức chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng: giao cho công chứng viên hiện đang làm việc tại Phòng công chứng hoặc tổ chức đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng.
Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.