Loading

09:24 - 31/12/2024

Danh sách Phòng công chứng tại thành phố Đà Nẵng? Quy định chung về Phòng công chứng từ ngày 01/7/2025?

Danh sách Phòng công chứng tại thành phố Đà Nẵng? Quy định chung về Phòng công chứng theo Luật mới? Quy định về thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng?

Nội dung chính

    Danh sách phòng công chứng tại thành phố Đà Nẵng

    Dưới đây là danh sách phòng công chứng tại thành phố Đà Nẵng

    (1) Phòng công chứng số 1

    Địa chỉ: Số 18B Phan Đình Phùng, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

    Số điện thoại: 02363.825.391

    Thời gian: Thứ 2 – thứ 7 (Sáng từ 7h30 đến 11h30; chiều từ 13h30 đến 17h30)

    (2) Phòng công chứng số 2

    Địa chỉ: 319 Lê Duẩn, phường Tân Chính, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

    Số điện thoại: 0236.3721.773

    Thời gian: Thứ 2 – thứ 7 (Sáng từ 7h30 đến 11h30; chiều từ 13h30 đến 17h30)

    (3) Phòng công chứng số 3

    Địa chỉ: 175 Võ Văn Kiệt, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng.

    Số điện thoại: 0236.3955.985

    Thời gian: Thứ 2 – thứ 7 (Sáng từ 7h30 đến 11h30; chiều từ 13h30 đến 17h30)

    (Đang cập nhật...)

    Danh sách Phòng công chứng tại thành phố Đà Nẵng? Quy định chung về Phòng công chứng từ ngày 01/7/2025?

    Danh sách Phòng công chứng tại thành phố Đà Nẵng? Quy định chung về Phòng công chứng từ ngày 01/7/2025? (Hình từ Internet)

    Quy định chung về Phòng công chứng từ ngày 01/07/2025?

    Căn cứ Điều 19 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:

    - Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng, trình Chính phủ ban hành chiến lược phát triển về lĩnh vực công chứng; hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án quản lý, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng.

    - UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Đề án quản lý, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng; xem xét, quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực giao dịch từ Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng tại những địa bàn cấp huyện đã phát triển được tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức theo quy định của Chính phủ.

    Đồng thời, căn cứ Điều 20 Luật Công chứng 2024 quy định về phòng công chứng như sau:

    - Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

    - Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2024, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    + Có từ 02 công chứng viên trở lên; tại các địa bàn cấp huyện được thành lập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân thì Phòng công chứng có thể có 01 công chứng viên;

    + Có trụ sở đáp ứng đủ các điều kiện do Chính phủ quy định.

    - Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng Phòng công chứng, do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.

    - Tên của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

    - Con dấu của Phòng công chứng không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ đề nghị khắc dấu được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

    - Việc đăng báo thông tin về thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

    Quy định về thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng?

    Căn cứ Điều 21 Luật Công chứng 2024 và Điều 22 Luật Công chứng 2024 quy định về thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng như sau:

    (1) Thành lập Phòng công chứng

    - Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch và đầu tư, tài chính, nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập Phòng công chứng. Đề án phải nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, cơ sở vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

    - Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn cấp huyện chưa phát triển được Văn phòng công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.

    - Công chứng viên của Phòng công chứng được hành nghề kể từ ngày có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc Phòng công chứng bổ sung công chứng viên.

    (2) Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng

    - Trường hợp địa phương đã phát triển được Văn phòng công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức và căn cứ vào quy định của pháp luật có liên quan, Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

    - Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

    Trình tự, thủ tục giải thể Phòng công chứng thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập. Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.

    - Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; quy định lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, giải thể Phòng công chứng tại các địa phương.

    saved-content
    unsaved-content
    28