Loading

17:12 - 05/01/2025

Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng Quận Hà Đông? Công chứng viên phải hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng những quy định gì?

Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng Quận Hà Đông? Người yêu cầu công chứng là ai? Công chứng viên phải hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng những quy định gì?

Nội dung chính

    Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng Quận Hà Đông

    Danh sách các văn phòng công chứng Quận Hà Đông:

    (1) Văn phòng công chứng Trần Hoàng Lân

    Địa chỉ : NO03-Lk01 khu đất dịch vụ đất ở Hà Trì, Hà Cầu, Quận Hà Đông, Hà Nội

    Điện thoại: 19006287 – 0948 33 88 99

    Trưởng Văn phòng : Trần Hoàng Lân

    (2) Văn phòng công chứng Nguyễn Mạnh Thắng

    Địa chỉ: Số 23, liền kề 14B, khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội

    Điện thoại: 024. 39962426

    Người đại diện: Nguyễn Mạnh Thắng

    (3) Văn phòng công chứng Miền Bắc

    Địa chỉ: Số 1A phố Trần Đăng Ninh, phường Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội

    Điện thoại: 024 66.508.789

    Người đại diện: Nguyễn Văn Linh

    (4) Văn phòng công chứng Bùi Hữu Dũng

    Địa chỉ: L1 khu Trung tâm Hành chính, phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Hà Nội

    Điện thoại: 024 33.546.546

    Người đại diện: Bùi Hữu Dũng

    (5) Văn phòng công chứng Nguyễn Hương

    Địa chỉ: LK5A – 55, Làng Việt Kiều Châu Âu, khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội

    Điện thoại: 024 33.113.968

    Người đại diện: Nguyễn Thị Lan Hương

    (6) Văn phòng công chứng Trương Thị Nga

    Địa chỉ: A4-TT19 KĐT Văn Quán – Yên Phúc, phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

    Điện thoại: 024. 33546920

    Người đại diện: Trương Thị Nga

    (7) Văn phòng công chứng Nguyễn Sang

    Địa chỉ: Biệt thự L08-05, Khu A, Khu đô thị mới Dương Nội, phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội

    Điện thoại: 0859 999 071

    Người đại diện: Phạm Thị Thanh Hương

    Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng Quận Hà Đông? Công chứng viên phải hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng những quy định gì?

    Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng Quận Hà Đông (Hình từ Internet)

    Người yêu cầu công chứng là ai?

    Căn cứ tại Điều 2 Luật Công chứng 2024 quy định:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
    Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng giao dịch theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
    2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và thực hiện một số việc chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
    3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng giao dịch theo quy định của Luật này.
    4. Văn bản công chứng là giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật này.
    5. Hành nghề công chứng là việc công chứng viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Theo đó, công chứng viên có thể được yêu cầu bởi cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia giao dịch và có nhu cầu công chứng theo quy định pháp luật.

    Công chứng viên phải hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng những quy định gì?

    Căn cứ tại điểm h khoản 2 Điều 18 Luật Công chứng 2024 quy định:

    Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
    ...
    2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
    b) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
    c) Hành nghề tại 01 tổ chức hành nghề công chứng; bảo đảm thời gian làm việc theo ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;
    d) Hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng các quy định về thủ tục công chứng và quy định của pháp luật có liên quan; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;
    đ) Từ chối công chứng trong trường hợp giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội và các trường hợp khác theo quy định của Luật này; giải thích rõ lý do từ chối công chứng;
    e) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
    g) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm;
    h) Gia nhập Hội công chứng viên tại địa phương nơi muốn hành nghề và duy trì tư cách hội viên trong suốt quá trình hành nghề công chứng tại địa phương đó;
    i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng mà mình thực hiện;
    k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là thành viên hợp danh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân;
    l) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Theo đó, công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật liên quan; đồng thời giải thích rõ ràng cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của họ, cũng như ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng.

    Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025

    saved-content
    unsaved-content
    46