Loading

09:23 - 05/01/2025

Danh sách văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh? Văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp có nghĩa vụ gì theo Luật Công chứng 2024?

Danh sách văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng công chứng huyện Gò Vấp có nghĩa vụ gì theo Luật Công chứng 2024?

Nội dung chính

    Danh sách văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh

    Danh sách văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp gồm:

    (1) Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Tạc

    - Địa chỉ: 41/4 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP, HCM

    - Giờ làm việc: 08:00 - 17:00

    - Điện thoại: (028) 38 941 465

    (2) Văn phòng công chứng Nguyễn Hồng Hà

    - Địa chỉ: Số 40A Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. HCM

    - Giờ làm việc: 07:30 - 11:30 và 13:00 - 17:00

    - Điện thoại: (028) 38 954 496

    (3) Văn phòng công chứng Dương Thị Cẩm Thủy

    - Địa chỉ: 298 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM

    - Giờ làm việc: 07:30 - 11:00 và 13:00 - 17:00

    - Điện thoại: (028) 62 675 747

    (4) Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Ngọc Bích

    - Địa chỉ: 672A 48-49 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM

    - Giờ làm việc: 08:00 - 17:00

    - Điện thoại: 028 6657 0368

    Danh sách văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp đang tiếp tục cập nhật....

    Danh sách văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh? Văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp có nghĩa vụ gì theo Luật Công chứng 2024?

    Danh sách văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh? Văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp có nghĩa vụ gì theo Luật Công chứng 2024? (Hình từ Internet)

    Văn phòng công chứng ở Quận Gò Vấp có nghĩa vụ gì theo Luật Công chứng 2024?

    Căn cứ Điều 36 Luật Công chứng 2024 quy định nghĩa vụ của văn phòng công chứng bao gồm:

    - Theo dõi, bảo đảm cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc thực hiện thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật, tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

    - Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước và bảo đảm việc công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình thực hiện đúng quy định về ngày, giờ làm việc của tổ chức.

    - Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình; báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt và niêm yết danh sách cộng tác viên dịch thuật của tổ chức mình.

    - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 39 Luật Công chứng 2024; bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng 2024.

    - Tiếp nhận, quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.

    - Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.

    - Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về giao dịch đã công chứng; giấy tờ, tài liệu đã chứng thực.

    - Lập sổ yêu cầu công chứng, sổ công chứng, các loại sổ khác và lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật.

    - Cung cấp thông tin để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định tại Điều 66 Luật Công chứng 2024.

    - Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

    - Sử dụng con dấu tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

    - Tiếp nhận hồ sơ công chứng do Sở Tư pháp chỉ định theo quy định tại Điều 68 Luật Công chứng 2024.

    - Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Lưu ý: Luật Công chứng 2024có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

    Nguyên tắc hành nghề công chứng được quy định như thế nào?

    Nguyên tắc hành nghề công chứng được quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2024 như sau: 

    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

    - Khách quan, trung thực.

    - Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hành nghề công chứng.

    Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    35