Loading

16:28 - 14/09/2024

Đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non có nội dung chủ yếu như thế nào?

Nội dung chủ yếu của đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non? Nội dung của quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non?

Nội dung chính

    Nội dung chủ yếu của đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non?

    Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non Ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực 22/07/2022) quy định như sau:

    Đề án tuyển sinh
    ...
    2. Nội dung chủ yếu của đề án tuyển sinh bao gồm:
    a) Thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, các ngành và chương trình đào tạo, gồm cả thông tin về quyết định mở ngành, ngôn ngữ đào tạo, đội ngũ giảng viên, điều kiện học tập và nghiên cứu, văn bằng tốt nghiệp, kết quả kiểm định chất lượng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp (trên tổng số nhập học) và tỉ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp (theo Phụ lục III của Quy chế);
    b) Thông tin đầy đủ về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học; chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học;
    c) Kế hoạch tuyển sinh và phạm vi tuyển sinh các đợt trong năm (trong đó đợt 1 tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy phải phù hợp với kế hoạch chung do Bộ GDĐT ban hành), gồm cả quy định về đối tượng và điều kiện tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành, chương trình đào tạo; quy trình, thủ tục đăng ký dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh;
    d) Các phương án xử lý rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo.
    ...

    Như vậy, nội dung chủ yếu của đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non là:

    - Thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, các ngành và chương trình đào tạo, gồm cả thông tin về quyết định mở ngành, ngôn ngữ đào tạo, đội ngũ giảng viên, điều kiện học tập và nghiên cứu, văn bằng tốt nghiệp, kết quả kiểm định chất lượng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp (trên tổng số nhập học) và tỉ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp;

    - Thông tin đầy đủ về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học; chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học;

    - Kế hoạch tuyển sinh và phạm vi tuyển sinh các đợt trong năm (trong đó đợt 1 tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy phải phù hợp với kế hoạch chung do Bộ GDĐT ban hành), gồm cả quy định về đối tượng và điều kiện tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành, chương trình đào tạo; quy trình, thủ tục đăng ký dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh;

    - Các phương án xử lý rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo.

    Nội dung chủ yếu của đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non? (Ảnh từ Internet)

    Nội dung của quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non?

    Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non Ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực 22/07/2022 quy định:

    Quy chế thi
    ...
    2. Nội dung của quy chế thi phải bao gồm những quy định về:
    a) Phạm vi tuyển sinh, đối tượng và điều kiện dự thi;
    b) Đề cương đề thi và hình thức thi;
    c) Các quy trình tổ chức kỳ thi và nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia (chuẩn bị cho kỳ thi, tổ chức đăng ký dự thi, làm đề thi, coi thi, chấm thi...);
    d) Các biện pháp bảo mật và chống gian lận trong kỳ thi;
    đ) Chế độ công khai, báo cáo và lưu trữ;
    e) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sự cố, xử lý vi phạm.

    Như vậy, nội dung của quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non là:

    - Phạm vi tuyển sinh, đối tượng và điều kiện dự thi;

    - Đề cương đề thi và hình thức thi;

    - Các quy trình tổ chức kỳ thi và nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia (chuẩn bị cho kỳ thi, tổ chức đăng ký dự thi, làm đề thi, coi thi, chấm thi...);

    - Các biện pháp bảo mật và chống gian lận trong kỳ thi;

    - Chế độ công khai, báo cáo và lưu trữ;

    - Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sự cố, xử lý vi phạm.

    Đề thi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 13 Quy chế tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non Ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì đề thi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non được quy định như sau:

    - Đề thi phải được xây dựng theo đề cương. Đề cương đề thi (bao gồm cấu trúc và dạng thức đề thi, phạm vi và tiêu chí đánh giá) phải thể hiện được yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để học tập thành công ở trình độ đào tạo. Đề cương đề thi phải được công bố cho thí sinh ít nhất 30 ngày trước ngày thi.

    - Cấu trúc đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập phải chứa thành phần của nội dung môn toán hoặc môn ngữ văn cùng với ít nhất hai môn học khác trong chương trình cấp THPT phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực, ngành đào tạo; các nội dung đưa vào đề thi phải phù hợp với những quy định của pháp luật về giáo dục và văn hóa.

    - Phạm vi đánh giá của đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập chủ yếu nằm trong nội dung của chương trình cấp THPT hiện hành; riêng phạm vi đánh giá của kỳ thi bổ trợ dựa trên yêu cầu về tài năng, năng khiếu hoặc phẩm chất đặc biệt của ngành, lĩnh vực đào tạo. Tiêu chí đánh giá phải dựa trên các cấp độ năng lực, tư duy; phân loại được năng lực của thí sinh, đáp ứng mức độ phù hợp của thí sinh đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi tuyển sinh.

    - Đề thi được xây dựng dựa trên trích xuất ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn, hoặc được xây dựng mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Trong trường hợp tổ chức nhiều đợt thi, hoặc một đợt thi có nhiều đề thi thì các đề thi phải bảo đảm tính tương đương. Câu hỏi thi phải được diễn đạt rõ ràng, không đa nghĩa.

    - Đề thi phải được một hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm xây dựng và phải được một hội đồng thẩm định đề thi chịu trách nhiệm thẩm định. Tổ chức và hoạt động của hội đồng ra đề thi và hội đồng thẩm định đề thi phải độc lập với nhau và độc lập với các nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (nếu có).

    saved-content
    unsaved-content
    20