Loading

08:56 - 19/12/2024

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án? Mục tiêu của chương trình giáo dục môn Ngữ văn lớp 7 là gì?

Học sinh tham khảo một số đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án? Mục tiêu của chương trình giáo dục môn Ngữ văn lớp 7 là gì?

Nội dung chính


    Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án?

    Học sinh có thể tham khảo đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 dưới đây (có đáp án) để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến:

    ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

    Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

    Trần Đăng Khoa

    Trăng ơi… từ đâu đến?

    Hay từ cánh rừng xa

    Trăng hồng như quả chín

    Lửng lơ lên trước nhà


    Trăng ơi… từ đâu đến?

    Hay biển xanh diệu kì

    Trăng tròn như mắt cá

    Chẳng bao giờ chớp mi


    Trăng ơi… từ đâu đến?

    Hay từ một sân chơi

    Trăng bay như quả bóng

    Bạn nào đá lên trời


    Trăng ơi… từ đâu đến?

    Hay từ lời mẹ ru

    Thương Cuội không được học

    Hú gọi trâu đến giờ


    Trăng ơi… từ đâu đến?

    Hay từ đường hành quân

    Trăng soi chú bộ đội

    Và soi vàng góc sân


    Trăng ơi… từ đâu đến?

    Trăng đi khắp mọi miền

    Trăng ơi có nơi nào

    Sáng hơn đất nước em…

    (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc)

    Trả lời các câu hỏi sau:

    Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào?

    A. Thơ tự do.

    B. Thơ lục bát.

    C. Thơ bốn chữ.

    D. Thơ năm chữ.

    Câu 2. Khổ thơ thứ 3 trong bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

    A. Gieo vần lưng.

    B. Gieo vần chân.

    C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.

    D. Gieo vần linh hoạt.

    Câu 3. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?

    A. Quả chín.

    B. Mắt cá.

    C. Quả bóng.

    D. Cánh rừng xa.

    Câu 4. Em hiểu từ “lửng lơ” Trong câu thơ : « Lửng lơ treo trước nhà » có nghĩa là gì ?

    A. Ở trạng thái nửa vời, không xác định rõ.

    B. Chuyển động nhẹ lưng chừng, không bám vào đâu.

    C. Nửa chừng, không tới, không lui.

    D. Chần chừ, không dứt khoát, không dám hành động.

    Câu 5. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng…) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

    A. Bà nội.

    B. Người mẹ.

    C. Cô giáo.

    D. Trẻ thơ.

    Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?

    A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.

    B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

    C. Làm cho hình ảnh thơ sinh động, gần gũi, gợi hình, gợi cảm.

    D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

    Câu 7. Điệp ngữ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có tác dụng gì ?

    A. Nhấn mạnh câu hỏi của nhân vật trữ tình với vầng trăng.

    B. Nhấn mạnh hình ảnh trăng xuất hiện suốt đêm mà nhà thơ không biết từ đâu.

    C. Nhấn mạnh nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về hình ảnh trăng.

    D. Nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hình ảnh trăng.

    >>> Tải về đầy đủ 05 đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 (có đáp án tham khảo).

    Lưu ý: Nội dung đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 chỉ mang tính tham khảo

    Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án? Mục tiêu của chương trình giáp dục môn Ngữ văn lớp 7 là gì?

    Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án? Mục tiêu của chương trình giáo dục môn Ngữ văn lớp 7 là gì? (Hình từ Internet)

    Mục tiêu của chương trình giáo dục môn Ngữ văn lớp 7 là gì?

    Căn cứ mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình giáo dục môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở nói chung và của lớp 7 nói riêng như sau:

    - Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

    - Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản;

    Viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

    Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

    Học sinh lớp 7 có quyền gì?

    Theo quy định tại Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh lớp 7 như sau:

    - Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

    - Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.

    - Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

    - Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

    - Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    2240