Loading

17:01 - 23/10/2024

Đề xuất yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài như thế nào?

Đề xuất yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài như thế nào? Ban điều phối có trách nhiệm làm gì để hỗ trợ?

Nội dung chính

    Đề xuất yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài như thế nào?

    Đề xuất yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội  về tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài được quy định tại Điều 19 Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội, cụ thể như sau:

    - Hằng năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ và nhu cầu hợp tác quốc tế, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đề xuất nội dung hoạt động cần có nguồn hỗ trợ của nước ngoài gửi tới Ban điều phối và Ủy ban đối ngoại của Quốc hội. Đề xuất phải nêu rõ về sự cần thiết, nội dung, lĩnh vực, phạm vi hợp tác, cách thức quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ đó.

    - Ban điều phối có trách nhiệm tổng hợp, xem xét, cân đối đảm bảo tránh chồng chéo, trùng lắp với các chương trình, dự án khác của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; phối hợp lấy ý kiến Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về dự kiến nội dung hoạt động hợp tác; báo cáo Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại quyết định.

    - Căn cứ vào ý kiến của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội tiến hành các thủ tục đàm phán, ký kết về việc tiếp nhận nguồn hỗ trợ.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    11