Loading

13:02 - 04/12/2024

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định như thế nào?

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định như thế nào? Điều kiện buôn bán phân bón được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau:

    Điều kiện sản xuất phân bón
    1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
    2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:
    a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
    b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;
    c) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
    d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
    đ) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
    e) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
    3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.
    4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

    Theo quy định trên, điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận sản xuất phân bón bao gồm:

    - Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất

    - Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón

    - Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất

    - Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng

    - Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt

    - Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

    Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định như thế nào?

    Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

    Điều kiện buôn bán phân bón được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 42 Luật Trồng trọt 2018 quy định về điều kiện buôn bán phân bón như sau:

    - Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

    - Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:

    + Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng

    + Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định

    + Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

    - Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

    Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón quyền và nghĩa vụ như thế nào?

    Căn cứ Điều 50 Luật Trồng trọt 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón như sau:

    (1) Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có quyền sau đây:

    - Sản xuất phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam;

    - Sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

    - Quảng cáo phân bón theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

    - Được buôn bán phân bón do mình sản xuất

    (2) Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nghĩa vụ sau đây:

    - Duy trì đầy đủ các điều kiện sản xuất phân bón quy định tại Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 trong quá trình hoạt động sản xuất phân bón

    - Sản xuất phân bón đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng

    - Thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

    - Thử nghiệm đối với từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lưu kết quả thử nghiệm theo hạn sử dụng của lô phân bón và bảo quản mẫu lưu trong thời gian là 06 tháng kể từ khi lấy mẫu

    - Thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

    - Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất phân bón

    - Hằng năm, báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu

    - Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    58