Loading

08:41 - 18/12/2024

Đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý có dấu hiệu như thế nào? Đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh thế nào sẽ đủ điều kiện xử lý?

 Tôi muốn hỏi đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý có dấu hiệu như thế nào?

Nội dung chính


    Đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý có dấu hiệu như thế nào?

    Dựa trên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP, dấu hiệu xác định đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý bao gồm:

    - Đơn không đáp ứng các yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP;

    - Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết;

    - Đơn đã được hướng dẫn xử lý khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2021/TT-TTCP;

    - Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    - Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được.

    Như vậy, nếu có 1 trong các dấu hiệu trên thì đơn đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hoạt động thanh tra sẽ không đủ điều kiện xử lý.

    Đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý có dấu hiệu như thế nào? Đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh thế nào sẽ đủ điều kiện xử lý?

    Đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý có dấu hiệu như thế nào? Đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh thế nào sẽ đủ điều kiện xử lý?

    Khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở nào?

    Căn cứ theo Điều 94 Luật Thanh tra 2022, việc khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định như sau:

    Khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của người tiến hành thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra khi cho rằng nội dung đó chưa chính xác.

    Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ khiếu nại, kiến nghị dựa trên những cơ sở sau:

    - Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính của người tiến hành thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

    - Có căn cứ cho rằng hành vi hành chính của người tiến hành thanh tra là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

    - Khi cho rằng nội dung trong kết luận thanh tra chưa chính xác.

    Đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh thế nào sẽ đủ điều kiện xử lý?

    Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 về quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh đủ điều kiện xử lý được xác định như sau:

    Phân loại đơn
    ...
    2. Phân loại theo điều kiện xử lý, bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý.
    a) Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
    - Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
    - Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
    - Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
    - Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
    - Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.

    Như vậy, nếu đáp ứng đủ 05 điều kiện nêu trên thì đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hoạt động thanh tra sẽ được cơ quan có thẩm quyền xử lý và có phản hồi bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

    Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra ra sao?

    Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 95 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra như sau:

    Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra
    1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của mình, của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra.
    2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý về thanh tra của mình và của các cơ quan, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình.

    Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra bao gồm: Thủ trưởng cơ quan thanh tra và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

    Cụ thể:

    - Thủ trưởng cơ quan thanh tra:

    + Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của mình;

    + Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra;

    + Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của Thành viên khác của Đoàn thanh tra.

    - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước:

    + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý về thanh tra của mình;

    + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý về thanh tra của các cơ quan, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.

    Việc xử lý đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hoạt động thanh tra được thực hiện theo nguyên tắc nào?

    Nguyên tắc xử lý đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-TTCP như sau:

    - Việc xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời;

    - Xử lý rõ ràng, thống nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

    - Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

    Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2023

    saved-content
    unsaved-content
    409
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ