Loading

08:52 - 18/12/2024

Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản mới nhất năm 2023 là mẫu nào? Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là bao lâu?

Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản mới nhất năm 2023 là mẫu nào? Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là bao lâu?

Nội dung chính


    Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay là mẫu nào?

    Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo Mẫu số 07-DS quy định tại Danh mục 93 Biểu mẫu trong Tố tụng Dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 01/ 2017/NQ-HĐTP. Dưới đây là hình ảnh Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản:

    Tải Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản: Tại đây.

    Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản mới nhất năm 2023 là mẫu nào? Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là bao lâu?

    Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản mới nhất năm 2023 là mẫu nào? Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là bao lâu?

    Tòa án ra quyết định định giá tài sản trong tố tụng dân sự trong trường hợp nào?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
    1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
    2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
    Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.
    3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
    b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
    c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
    4. Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản:
    a) Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.
    Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;
    b) Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;
    c) Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
    5. Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.

    Như vậy theo quy định trên tòa án ra quyết định định giá tài sản trong 03 trường hợp sau đây:

    - Thứ nhất, theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

    - Thứ hai, các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

    - Cuối cùng, các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

    Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là bao lâu?

    Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
    1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
    2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
    a) Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án;
    b) Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng;
    c) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
    d) Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
    3. Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
    4. Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

    Như vậy theo quy định trên, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

    saved-content
    unsaved-content
    173
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ