Loading

11:55 - 03/10/2024

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững là gì?

Xin hỏi là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững là gì?

    Căn cứ theo Tiểu mục 3 Mục IV Điều 1 Quyết định 150/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững như sau:

    Nâng cao chất lượng đào tạo nghề; trình độ, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

    - Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động trẻ nông thôn muốn khởi nghiệp các kỹ năng về nông nghiệp, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số theo hướng “trí thức hóa nông dân”; phát huy mạnh mẽ tiềm năng sáng tạo của người dân nông thôn; chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với giải quyết việc làm, xu hướng và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của từng vùng miền.

    - Tăng nguồn vốn đầu tư công trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp, phấn đấu đạt 5% tổng đầu tư cho nông nghiệp. Ưu tiên đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư một số viện, trường nghiên cứu cơ bản trở thành các đơn vị nghiên cứu và đào tạo ngang tầm các nước trong vùng. Có cơ chế, chính sách phù hợp để xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp và huy động mọi nguồn lực hợp pháp đầu tư vào khoa học công nghệ trong nông nghiệp; hình thành một số quỹ đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ ứng dụng công nghệ cho nông dân, trang trại.

    - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học có trọng tâm, trọng điểm gắn với chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến và chuyển đổi số, coi đây là một trong những động lực và giải pháp có tính chất quyết định sự thành công của tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Tập trung nguồn lực triển khai có hiệu quả một số chương trình nghiên cứu lớn, gồm: Chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030. Ưu tiên nghiên cứu phát triển hệ thống sản xuất sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính; phát triển công nghệ chế biến sâu, công nghệ bảo quản, giảm tổn thất, lãng phí trong hệ thống lương thực, thực phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bao gồm công nghệ sinh học, công nghệ số, công nghệ thông tin trong các khâu của chuỗi giá trị, kết nối đồng bộ với các ngành, lĩnh vực khác để hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, lao động, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành.

    - Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường khoa học công nghệ nông nghiệp trong việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, theo hướng đẩy mạnh thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ đảm bảo phù hợp với thực tiễn sản xuất và hài hoà hoá với các quy định của quốc tế. Phát triển các tổ chức trung gian kết nối công nghệ (sản giao dịch công nghệ, trung tâm giao dịch, trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đổi sáng tạo, trung tâm định giá tài sản trí tuệ, cơ sở ươm tạo công nghệ,...) để cung cấp dịch vụ thông tin, tư vấn, môi giới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, trang trại, hợp tác xã. Có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hợp tác công - tư trong nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm. Đưa viện hoạt động nghiên cứu gắn với trường đại học; xây dựng một số viện (chi nhánh) nghiên cứu chuyên ngành tại các vùng sản xuất tập trung.

    Đổi mới hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học công lập theo hướng nâng cao tính tự chủ; đẩy mạnh cơ chế đặt hàng và đấu thầu nhiệm vụ khoa học công nghệ nhằm khuyến khích rộng rãi nhiều thành phần tham gia nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ (nhà nước - tổ chức nghiên cứu - doanh nghiệp - tổ chức chuyển giao và nông dân) nhằm gắn chặt chẽ với yêu cầu thực tiễn, đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả đầu tư. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và nông dân tham gia đổi mới sáng tạo. Cải thiện cơ chế quản lý kinh phí nhà nước cấp cho nghiên cứu khoa học, bao gồm thực hiện cơ chế khoán sản phẩm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ, có chính sách trọng dụng và phát triển đối với lực lượng nghiên cứu khoa học tránh tình trạng chảy máu chất xám trong các đơn vị sự nghiệp công lập, bồi dưỡng lực lượng chuyên gia chuyên ngành.

    - Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức và hoạt động khuyến nông, đảm bảo bộ máy tinh, gọn, hiệu quả, phù hợp với từng loại hình sản xuất và địa phương; tăng cường phối hợp giữa khuyến nông nhà nước với khuyến nông của doanh nghiệp; phát triển khuyến nông điện tử, khuyến nông cộng đồng; phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ công tác đào tạo, nghiên cứu và khuyến nông.

    - Tập trung hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia phục vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành; hài hòa hoá tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

    saved-content
    unsaved-content
    10
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ