Loading

16:52 - 25/09/2024

Gửi thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông trước bao nhiêu ngày?

Gửi thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông trước bao nhiêu ngày? Điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông là gì? Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông được quy định như thế nào?
Ggửi thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông trước bao nhiêu ngày? Điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông là gì?

Nội dung chính

    Gửi thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông trước bao nhiêu ngày?

    Tại Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về mời họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

    1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.

    2. Thông báo mời họp được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty.

    3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:

    a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;

    b) Phiếu biểu quyết.

    4. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu.

    Theo đó, trường hợp bạn là người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì bạn phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.

    Điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông là gì?

    Tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

    1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

    4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.

    Theo đó, việc họp Đại hội đồng cổ đông được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện được nêu trên theo quy định của pháp luật.

    Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông được quy định như thế nào?

    Tại Điều 142 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

    1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.

    2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.

    3. Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ được từ chối kiến nghị nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Kiến nghị được gửi đến không đúng quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

    c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

    4. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

    Trên đây là quy định về chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông theo pháp luật.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    1