Loading

09:19 - 18/12/2024

Hồ sơ xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bao gồm những gì? Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2023?

Hồ sơ xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bao gồm những gì? Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2023? -

Nội dung chính

    Hồ sơ xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bao gồm những gì?

    Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về hồ sơ xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

    Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
    1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
    2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.

    Theo đó, người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

    - Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    - Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh.

    Hồ sơ xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bao gồm những gì? Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2023?

    Hồ sơ xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bao gồm những gì? Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2023?

    Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2023?

    Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (được sửa đổi bởi điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC) có quy định về lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

    Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
    Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
    ...
    2. Đối với các khoản lệ phí
    ...
    c) Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
    - Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (đăng ký lại kết hôn); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác; đăng ký hộ tịch khác.
    - Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử, đăng ký lại khai tử); kết hôn (bao gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn); giám hộ, chấm dứt giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài; ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; đăng ký hộ tịch khác.
    - Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.
    - Miễn, giảm lệ phí hộ tịch theo quy định tại Điều 10 Luật Phí và lệ phí và khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch.

    Như vậy, lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

    Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sử dụng trong trường hợp nào?

    Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Theo đó, giấy xác nhận độc thân được dùng trong một số trường hợp sau:

    Thứ nhất, dùng để đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

    Thứ hai, dùng trong các giao dịch về tài sản.

    Mặc dù, hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể vấn đề này. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc định đoạt tài sản chung của vợ, chồng do hai bên thỏa thuận.

    Nếu đó là tài sản chung của vợ chồng và một bên tiến hành giao dịch có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý. Thực tế, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng thường sẽ cần thêm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Thứ ba, sử dụng vào mục đích khác theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

    Lưu ý: Sử dụng vào mục đích khác nhưng mục đích này phải giống với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.

    saved-content
    unsaved-content
    252