Loading

15:07 - 08/11/2024

Hội đồng nhân dân là gì? Lãnh đạo chủ chốt của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp gồm những chức vụ nào?

Hội đồng nhân dân là gì? Lãnh đạo chủ chốt của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp gồm những chức vụ nào? Cơ quan quản lý nhà nước trung ương bao gồm những cơ quan nào?

Nội dung chính

    Hội đồng nhân dân là gì?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 0201 Phần 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về khái niệm hội đồng nhân dân như sau:

    Khái niệm, phương pháp tính

    Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    Số đại biểu Hội đồng nhân dân là số lượng đại biểu được bầu ra tại cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) trong 01 nhiệm kỳ.

    Theo đó, hội đồng nhân dân được hiểu là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

    Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    Lãnh đạo chủ chốt của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp gồm những chức vụ nào?

    Căn cứ theo quy định tại Mục 0202 Phần 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về số lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp như sau:

    Số lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    a) Cơ quan quản lý nhà nước trung ương bao gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ.

    - Lãnh đạo chủ chốt của các bộ, cơ quan ngang bộ gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thứ trưởng và tương đương;

    - Các chức danh lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước còn lại: Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương;

    b) Chính quyền địa phương bao gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Đối với chính quyền đô thị không tổ chức hội đồng nhân dân quận, phường sẽ không bao gồm hội đồng nhân dân ở các cấp này.

    - Lãnh đạo chủ chốt của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp gồm:

    + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp;

    + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

    - Lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương gồm:

    + Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương (bao gồm trưởng ban thuộc hội đồng nhân dân cấp tỉnh);

    + Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp

    - Trình độ đào tạo

    - Lý luận chính trị

    - Dân tộc

    - Tôn giáo

    - Đảng viên

    - Nhóm tuổi

    - Giới tính

    3. Kỳ công bố

    Năm

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    Vụ Chính quyền địa phương, Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ.

    Theo đó, lãnh đạo chủ chốt của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp gồm:

    + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp;

    + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

    - Lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương gồm:

    + Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương (bao gồm trưởng ban thuộc hội đồng nhân dân cấp tỉnh);

    + Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân.

    Cơ quan quản lý nhà nước trung ương bao gồm những cơ quan nào?

    Căn cứ theo quy định tại Mục 0202 Phần 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về số lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp như sau:

    Số lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    a) Cơ quan quản lý nhà nước trung ương bao gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ.

    - Lãnh đạo chủ chốt của các bộ, cơ quan ngang bộ gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thứ trưởng và tương đương;

    - Các chức danh lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước còn lại: Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương;

    b) Chính quyền địa phương bao gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Đối với chính quyền đô thị không tổ chức hội đồng nhân dân quận, phường sẽ không bao gồm hội đồng nhân dân ở các cấp này.

    - Lãnh đạo chủ chốt của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp gồm:

    + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp;

    + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

    - Lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương gồm:

    + Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương (bao gồm trưởng ban thuộc hội đồng nhân dân cấp tỉnh);

    + Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân.

    Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước trung ương bao gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ.

     

    saved-content
    unsaved-content
    370