Loading

23:42 - 16/09/2024

Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc phải đáp ứng mục đích và yêu cầu gì theo quy định?

Mục đích và yêu cầu của Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc được quy định như thế nào? Danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm được quy định ra sao? 

Nội dung chính

    Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc phải đáp ứng mục đích và yêu cầu gì theo quy định?

    Căn cứ Điều 2 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định mục đích và yêu cầu của Hội thi như sau:

    1. Mục đích Hội thi

    a) Nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên: đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy và kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện giảng viên học tập, trải nghiệm và trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ sư phạm, tăng cường đoàn kết, hợp tác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;

    b) Phát hiện, công nhận, tuyên dương và tổng kết, phổ biến những mô hình, phương thức tổ chức đào tạo, giảng dạy và kiểm tra đánh giá hiệu quả trong giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;

    c) Góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động của trường và của ngành; khuyến khích giảng viên tự rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp;

    d) Là căn cứ đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên, làm cơ sở để các cơ quan quản lý, các nhà trường chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

    2. Yêu cầu của Hội thi

    a) Thực hiện đúng quy định của Điều lệ này và các quy định hiện hành khác có liên quan; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, công bằng và an toàn nhằm đạt được mục đích của Hội thi;

    b) Phản ánh được thực tiễn đổi mới giáo dục, đào tạo và những cuộc vận động, phong trào thi đua hiện đang triển khai thực hiện của ngành giáo dục.

    Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc phải đáp ứng mục đích và yêu cầu gì theo quy định? (hình ảnh từ internet)

    Danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm được quy định ra sao?

    Theo Điều 3 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm như sau:

    Danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm là một hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh của cơ quan có thẩm quyền đối với giảng viên trong cơ sở giáo dục đạt thành tích tại Hội thi.

    Địa điểm, thời gian tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc?

    Tại Điều 4 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định địa điểm, thời gian tổ chức Hội thi như sau:

    1. Địa điểm tổ chức Hội thi: Do Ban Tổ chức quy định.

    2. Thời gian tổ chức Hội thi: Hội thi tổ chức định kỳ 4 năm một lần, có thể tổ chức muộn hoặc sớm hơn nhưng không quá 01 năm và do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

    Nội dung và hình thức thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc như thế nào?

    Tại Điều 5 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định nội dung và hình thức thi như sau:

    1. Nội dung thi bao gồm các vấn đề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục:

    a) Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục nghề nghiệp;

    b) Quy định về: Chế độ làm việc đối với giảng viên; đạo đức nhà giáo; tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp giảng viên;

    c) Quy chế sinh viên;

    d) Hiểu biết chung về: Khung trình độ quốc gia, chuẩn chương trình đào tạo của nhóm ngành, đổi mới giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, giáo dục học đại học và tâm lý lứa tuổi sinh viên, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá hiện đại trong giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

    2. Các nội dung thi khác do Ban Tổ chức quy định.

    3. Yêu cầu đối với nội dung thi:

    a) Phản ánh được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế, quy định của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá;

    b) Phản ánh được đặc trưng của nghề sư phạm; thể hiện được các kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm của nhà giáo trong việc xử lý các mối quan hệ: Với sinh viên, với đồng nghiệp; với cán bộ quản lý giáo dục; với cộng đồng (phụ huynh, cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan quản lý nhân lực và chính quyền địa phương...);

    c) Phản ánh được các cuộc vận động và phong trào thi đua hiện đang triển khai của ngành giáo dục và đào tạo;

    d) Phản ánh được các vấn đề về giáo dục đại học mà xã hội đang quan tâm như: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hội nhập quốc tế, đào tạo nhân lực trình độ cao, khởi nghiệp, văn hóa học đường...;

    đ) Giới thiệu được các công bố khoa học trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn, hoạt động cộng đồng, sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ (nếu có) góp phần đổi mới chất lượng giáo dục.

    4. Nội dung thi cụ thể gồm: Chào hỏi - giới thiệu; hiểu biết giáo dục; phát triển chương trình đào tạo; xử lý tình huống sư phạm; hướng dẫn, tư vấn sinh viên học tập, rèn luyện; thi giảng; thuyết trình; hùng biện; trang phục giảng viên; tài năng; thiết kế hoạt động cộng đồng; thiết kế hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập, rèn luyện; thuyết trình về ứng dụng và hiệu quả thực tế của công trình khoa học; báo cáo kết quả và định hướng nghiên cứu khoa học; sáng tạo thiết bị - đồ dùng dạy học; hoạt động phát triển cộng đồng gắn với đào tạo và nghiên cứu khoa học; bài viết khoa học; đánh giá các vấn đề giáo dục và đào tạo; hồ sơ giảng dạy; thiết kế bài giảng phát triển năng lực người học; báo cáo ý tưởng hoặc kinh nghiệm thực tế đổi mới phương thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.

    5. Mỗi Hội thi gồm 02 phần: Phần thi bắt buộc và phần thi tự chọn, mỗi phần thi gồm 01 hoặc nhiều nội dung thi quy định tại khoản 4 Điều này do Ban Tổ chức mỗi Hội thi quyết định. Phần thi tự chọn có thể do đơn vị dự thi đề xuất được Ban Tổ chức phê duyệt.

    6. Có 02 hình thức thi: Thi theo đội và thi cá nhân. Mỗi đội dự thi thực hiện đủ các phần thi bắt buộc và ít nhất 01 phần thi tự chọn do đơn vị dự thi đăng ký. Mỗi cá nhân dự thi thực hiện 01 phần thi bắt buộc và 01 phần thi tự chọn do đơn vị đăng ký.

    7. Hướng dẫn về thời gian, hình thức thể hiện, yêu cầu cụ thể của từng nội dung đối với mỗi hình thức thi do Ban Tổ chức Hội thi quy định và thông báo tới các đội và giảng viên dự thi trước khi thi ít nhất 01 tháng; thời gian thể hiện nội dung thi tự chọn do đơn vị đề xuất không quá 10 phút.

    Như vậy, Nội dung thi bao gồm các vấn đề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục đucợ quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    12