Hướng dẫn tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra văn bản và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực Hải quan năm 2022?
Nội dung chính
Cục Hải Quan hướng dẫn tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra văn bản và theo dõi thi hành pháp luật năm 2022?
Theo Công văn 2404/TCHQ-PC năm 2022 về tự kiểm tra, xử lý văn bản tổng cục yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Không tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật.
- Không tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn nhau.
- Soạn thảo, ban hành văn bản theo đúng quy định của pháp luật
+ Đối với văn bản quy phạm pháp luật: Soạn thảo, ban hành theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Đối với văn bản hành chính: Soạn thảo, ban hành theo đúng quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư; Quy chế xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hải quan, xây dựng, ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực hải quan; Quy chế công tác văn thư của Tổng cục Hải quan (ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-TCHQ ngày 15/3/2021 của Tổng cục Hải quan).
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính ngay từ bước soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành đến khi văn bản được phát hành và áp dụng.
- Trường hợp qua kiểm tra phát hiện văn bản có vi phạm, báo cáo ngay Lãnh đạo đơn vị, xử lý theo quy định tại Điều 130 Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP); Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản của Tổng cục Hải quan sửa đổi bởi Điểm b Khoản 17 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP
Hình thức xử lý văn bản trái pháp luật, văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật như thế nào?
Theo Điều 130 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định:
"Điều 130. Hình thức xử lý văn bản trái pháp luật, văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản trong trường hợp nội dung trái pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nếu không được bãi bỏ kịp thời.
2. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trong các trường hợp sau:
“a) Một phần hoặc toàn bộ văn bản được ban hành trái pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 103 của Nghị định này;”.
b) Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 của Nghị định này.
3. Đính chính văn bản được thực hiện đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày. Cơ quan, người ban hành văn bản đính chính văn bản bằng văn bản hành chính. Việc đính chính văn bản của Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện.
6. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo (về nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo cáo) theo đúng Công văn số 312/TCHQ-PC ngày 26/01/2022 của Tổng cục Hải quan."
Hướng dẫn tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra văn bản và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực Hải quan năm 2022?
Những văn bản hành chính nào trong lĩnh vực Hải quan được kiểm tra, xử lý?
Theo Điều 103 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định:
"Điều 103. Văn bản được kiểm tra, xử lý
1. Văn bản được kiểm tra gồm:
a) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
“b) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;”.
c) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân;
d) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
2. Văn bản được xử lý gồm:
“a) Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật; văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra dự thảo; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 của Luật;”.b) Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;
c) Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều này."
Thể thức văn bản hành chính được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định:
"Điều 8. Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax."