Hướng dẫn viết báo cáo công việc lớp 5? Học sinh lớp 5 cần đạt được năng lực ngôn ngữ thế nào?
Nội dung chính
Hướng dẫn viết báo cáo công việc lớp 5?
Để viết báo cáo công việc học sinh cần phải chú ý các nội dung báo cáo công việc như sau:
1. Tiêu đề và Thông tin cơ bản
- Tiêu đề: Rõ ràng và ngắn gọn, phản ánh nội dung chính của báo cáo.
- Thông tin cơ bản: Bao gồm tên người viết, ngày tháng, và đối tượng nhận báo cáo.
2. Mục đích của báo cáo
- Giải thích lý do viết báo cáo và mục tiêu cần đạt được.
3. Nội dung báo cáo
- Cung cấp một cái nhìn tổng quan về các điểm chính trong báo cáo. Phần này nên ngắn gọn và dễ hiểu.
- Công việc đã thực hiện: Mô tả chi tiết các nhiệm vụ và hoạt động đã hoàn thành.
- Kết quả đạt được: Trình bày các kết quả, số liệu, và thành tựu đạt được.
- Khó khăn và thách thức: Nêu ra các vấn đề gặp phải và cách giải quyết.
4. Nhận xét và đề xuất
- Nhận xét: Đưa ra nhận xét về quá trình làm việc, những điểm mạnh và điểm cần cải thiện.
- Đề xuất: Đưa ra các đề xuất, giải pháp hoặc kế hoạch cho tương lai.
5. Kết luận
- Tóm tắt lại các điểm chính và nhấn mạnh các kết quả quan trọng.
Tham khảo một số mẫu hướng dẫn viết báo cáo công việc dưới đây:
1. Mẫu hướng dẫn viết báo cáo công việc của tổ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ..., ngày tháng năm 2024 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ ... LỚP ... Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp .. Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ trong tháng 02 vừa qua như sau: 1. Về hoạt động học tập: – Cả tổ gồm 8 bạn đều đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện tốt nề nếp truy bài cho nhau trước giờ vào học 15 phút không bạn nào vi phạm. – Học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ, nghiêm túc. – Có ý thức phát biểu xây dựng bài. Trong tháng có 124 ý kiến phát biểu. Nhiều nhất là bạn Phương Nam 70 ý kiến. – Kết quả: có 12 điểm 10, 10 điểm 9, 11 điểm 7, 8, 4 điể – Không có điểm yếu. 2. Về lao động: Có 1 buổi lao động vệ sinh trường lớp. Tất cả đều chấp nhận tốt tự phân công và hoàn thành được công việc được giao. Qua tổng kết, chúng em đề nghị cô (thầy) chủ nhiệm biểu dương nhóm và cá nhân sau: 1- Tập thể: Nhóm 2 2- Cá nhân: ........ Tổ trưởng |
2. Mẫu hướng dẫn viết báo cáo công việc kết quả thi đua
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ..., ngày tháng năm 2024 BÁO CÁO KẾT QUẢ THI ĐUA THÁNG 09 - CHI ĐỘI 5A 1. Các hoạt động đã thực hiện 1.1. Hoạt động tháng ... - Diễn văn nghệ chào năm học mới. - Chi đội cử đại diện tham gia cuộc thi “Rung chuông vàng” cấp trường. - Xây dựng nề nếp, kỉ cương lớp học. 1.2. Kết quả - Trong tháng 09, lớp duy trì nề nếp ổn định, không có học sinh đi học muộn. Học sinh làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Bạn Kiều Quang Minh đạt giải Nhì “Rung chuông vàng” cấp trường. - Lớp đóng góp hai tiết mục văn nghệ: diễn kịch và hát múa tốp ca. 2. Đề nghị: - Cán sự lớp tiếp tục phối hợp cùng giá viên để duy trì nề nếp học tập. - Tăng cường các hoạt động trải nghiệm để khích lệ tinh thần của học sinh và động viên các bạn còn rụt rè, nhút nhát chủ động hơn trong học tập và rèn luyện. Người báo cáo |
3. Mẫu hướng dẫn viết báo cáo công việc kết quả học tập
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ..., ngày tháng năm 2024 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP ... Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp .. Em xin báo cáo các hoạt động của lớp .. trong tháng .. vừa qua như sau: 1. Về học tập – Tất cả thành viên trong lớp ... đều có ý thức học tập, xây dựng bài tích cực, học và làm bài tập trước khi đến lớp. Có ý thức tự giác học tập tại nhà. – Một số bạn được tuyên dương vì đã có thành tích học tập nổi bật: 2. Về việc thực hiện nội quy của trường lớp: – Đa số các bạn trong lớp đi học đúng giờ, nghỉ học đều có xin phép và hoàn thành bài tập, tự học ở nhà như lời hứa trong đơn xin phép nghỉ học. – Cả lớp có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh trường lớp hiệu quả; tham gia phong trào Kế hoạch nhỏ và góp được hơn 58 kg giấy vụn. – Vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng, không tập trung trong giờ học. 3. Về các hoạt động khác: – Lớp hiện là lớp trực tuần, đảm nhận nội dung sinh hoạt, văn nghệ đầu tuần học – Tổ chức trò chơi trong lớp học trong giờ sinh hoạt: Người viết báo cáo |
Hướng dẫn viết báo cáo công việc lớp 5? Học sinh lớp 5 cần đạt được năng lực ngôn ngữ thế nào? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 5 cần đạt được năng lực ngôn ngữ thế nào?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định học sinh lớp 5 cần đạt được năng lực ngôn ngữ như sau:
- Chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.
- Bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.
- Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh.
- Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.
Học sinh lớp 5 cần đạt được năng lực văn học như thế nào?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT học sinh lớp 5 cần đạt được năng lực văn học như sau:
- Bết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ;
- Nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản;
- nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.