Loading

05:10 - 28/12/2024

Kết nối mạng viễn thông dùng riêng được quy định như thế nào?

Kết nối mạng viễn thông công cộng được quy định như thế nào? Kết nối mạng viễn thông dùng riêng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Kết nối mạng viễn thông công cộng được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 45 Luật Viễn thông 2023 quy định về kết nối mạng viễn thông công cộng như sau:

    Kết nối mạng viễn thông công cộng
    1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
    a) Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng;
    b) Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;
    c) Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
    2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
    a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối của doanh nghiệp viễn thông khác;
    b) Xây dựng, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông và công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu;
    c) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
    3. Giá dịch vụ kết nối viễn thông được xây dựng trên cơ sở yếu tố hình thành giá, phân tách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ, không phân biệt các loại hình dịch vụ.
    4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chí xác định và công bố danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu theo từng thời kỳ; quy định việc kết nối các mạng viễn thông công cộng, hiệp thương và giải quyết tranh chấp kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.

    Theo đó, kết nối mạng viễn thông công cộng được quy định như sau:

    - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:

    + Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng;

    + Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;

    + Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.

    - Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:

    + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối của doanh nghiệp viễn thông khác;

    + Xây dựng, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông và công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu;

    + Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Viễn thông 2023.

    - Giá dịch vụ kết nối viễn thông được xây dựng trên cơ sở yếu tố hình thành giá, phân tách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ, không phân biệt các loại hình dịch vụ.

    - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chí xác định và công bố danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu theo từng thời kỳ; quy định việc kết nối các mạng viễn thông công cộng, hiệp thương và giải quyết tranh chấp kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.

    Kết nối mạng viễn thông công cộng được quy định như thế nào?

    Kết nối mạng viễn thông công cộng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Kết nối mạng viễn thông dùng riêng theo quy định hiện nay?

    Căn cứ Điều 46 Luật Viễn thông 2023 quy định kết nối mạng viễn thông dùng riêng như sau:

    - Mạng viễn thông dùng riêng được kết nối vào mạng viễn thông công cộng trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của mạng viễn thông công cộng và tuân thủ các quy định của Luật Viễn thông 2023 về kết nối mạng viễn thông công cộng.

    - Việc kết nối mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng được thực hiện thông qua hợp đồng kết nối bằng văn bản giữa doanh nghiệp viễn thông và tổ chức có mạng viễn thông dùng riêng.

    - Các mạng viễn thông dùng riêng không được kết nối trực tiếp với nhau, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Thế nào là chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông?

    Căn cứ Điều 47 Luật Viễn thông 2023 quy định chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông như sau:

    - Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là việc sử dụng chung một phần mạng, công trình, thiết bị viễn thông trong các trường hợp sau đây:

    + Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm bảo đảm thiết lập mạng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng hoặc bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trường và các quy hoạch có liên quan; phục vụ hoạt động viễn thông công ích, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa khác, phòng, chống dịch bệnh;

    + Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông với các cơ quan, tổ chức trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhằm bảo đảm yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa khác, phòng, chống dịch bệnh.

    - Việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông được thực hiện thông qua hợp đồng trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.

    - Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông thì thực hiện hiệp thương theo quy định của pháp luật về giá.

    Trường hợp các bên không thống nhất được đối với các nội dung khác về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

    - Chính phủ quy định chi tiết việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông.

    saved-content
    unsaved-content
    39