Loading

14:30 - 22/12/2024

Kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật có được lấy từ ngân sách nhà nước không?

Dịch bệnh động vật gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi và đe dọa đến sức khỏe con người. Vậy kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật có được lấy từ ngân sách nhà nước không?

Nội dung chính

    Kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật có được lấy từ ngân sách nhà nước không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Thú y 2015 quy định về kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật như sau:

    Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật
    1. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
    a) Phòng, chống dịch bệnh động vật;
    b) Khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật;
    c) Phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
    2. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được hình thành từ các nguồn sau đây:
    a) Ngân sách nhà nước;
    b) Kinh phí của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
    c) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
    3. Chính phủ quy định việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật.

    Theo đó, kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.

    Kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật có được lấy từ ngân sách nhà nước không?

    Kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật có được lấy từ ngân sách nhà nước không? (Hình từ Internet)

    Giám sát dịch bệnh động vật được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 16 Luật Thú y 2015 quy định giám sát dịch bệnh động vật như sau:

    - Giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người.

    - Chương trình giám sát dịch bệnh động vật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật để khuyến khích chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật.

    - Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các hoạt động sau đây:

    + Xây dựng và giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

    + Khi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật quy định tại khoản 2 Điều này, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

    + Theo dõi, ghi chép quá trình nuôi, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật;

    + Báo cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

    - Cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả xét nghiệm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.

    - Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như sau:

    + Căn cứ diễn biến của dịch bệnh động vật, xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật;

    + Chủ động điều tra, lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật;

    + Định kỳ hoặc đột xuất giám sát các bệnh truyền nhiễm có thể lây giữa động vật hoang dã và động vật nuôi tại cơ sở nuôi động vật hoang dã, vườn thú, vườn chim, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên;

    + Căn cứ kết quả giám sát, đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật, tiến hành dự báo, cảnh báo về một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh; trường hợp phát hiện dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan y tế cùng cấp, cảnh báo tới người chăn nuôi và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp cách ly động vật lây nhiễm, phòng, chống dịch bệnh động vật lây sang người;

    + Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; tiếp nhận và phản hồi thông tin về tình hình dịch bệnh động vật;

    + Xác nhận cơ sở tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật bảo đảm an toàn.

    Nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 14 Luật Thú y 2015 quy định nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật như sau:

    - Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật.

    - Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

    - Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.

    - Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.

    - Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

    saved-content
    unsaved-content
    47