Loading

17:16 - 27/12/2024

Khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện thì phải làm sao?

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe vật nuôi, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nội dung chính

    Khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện có trách nhiệm gì?

    Căn cứ Điều 19 Luật Thú y 2015 quy định:

    Điều 19. Khai báo, chẩn đoán, điều tra dịch bệnh động vật
    1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cá nhân hành nghề thú y khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất.
    2. Nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được tin báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
    a) Kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm;
    b) Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 33 của Luật này;
    c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.
    3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
    a) Xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ dịch bệnh động vật;
    b) Lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh;
    c) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật;
    d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
    4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện thì phải có trách nhiệm sau:

    - Xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ dịch bệnh động vật;

    - Lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh;

    - Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật;

    - Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

    Khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện thì phải làm sao?

    Khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện thì phải làm sao? (Hình từ Internet)

    Khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật mắc bệnh, bệnh truyền lây giữa động vật và người được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 18 Luật Thú y 2015 quy định khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật mắc bệnh, bệnh truyền lây giữa động vật và người như sau:

    - Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người phải được xây dựng thành chương trình, kế hoạch trong từng thời kỳ.

    - Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung sau đây:

    + Nghiên cứu, điều tra phát hiện tác nhân gây bệnh, tác nhân truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; phân tích, đánh giá nguy cơ gây bệnh, lây nhiễm dịch bệnh động vật;

    + Phát hiện dịch bệnh động vật sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng;

    + Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

    + Giám sát dịch bệnh động vật, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh;

    + Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;

    + Mở rộng và duy trì vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

    - Việc khống chế, thanh toán bệnh truyền lây giữa động vật và người bao gồm các nội dung sau đây:

    + Nghiên cứu, điều tra, phát hiện các tác nhân gây bệnh truyền lây giữa động vật và người;

    + Kiểm soát, khống chế nguồn lây nhiễm bệnh, không để dịch bệnh lây lan;

    + Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và các biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế;

    + Giám sát bệnh truyền lây giữa động vật và người; thiết lập hệ thống thông tin, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền lây giữa động vật và người;

    + Chế độ thông tin, báo cáo tình hình dịch bệnh động vật giữa cơ quan quản lý chuyên ngành thú y với cơ quan y tế trong ứng phó, xử lý dịch bệnh;

    + Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống bệnh truyền lây giữa động vật và người theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế.

    - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:

    + Xây dựng chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

    + Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bắt buộc để khống chế, thanh toán dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; bệnh truyền lây giữa động vật và người;

    + Hằng năm, đánh giá tình hình dịch bệnh động vật, việc khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    - Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người; tổ chức điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh ở người; thực hiện việc công bố dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

    - Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện chương trình, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.

    Chữa bệnh động vật phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

    Căn cứ Điều 19  Luật Thú y 2015 quy định chữa bệnh động vật phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

    - Động vật có dấu hiệu mắc bệnh phải được chẩn đoán, cách ly, chăm sóc, chữa bệnh kịp thời, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    - Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y cấp xã, cá nhân hành nghề thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch bệnh động vật, vùng có dịch phải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật.

    - Việc sử dụng thuốc thú y chữa bệnh cho động vật mắc bệnh phải theo quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này.

    saved-content
    unsaved-content
    52