Loading

11:13 - 12/11/2024

Lái xe chạy quá tốc độ gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Lái xe chạy quá tốc độ gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nội dung chính

    Tuần trước, vội về để đón con đi học tôi đã lái xe ô tô phóng nhanh quá tốc độ quy định. Khi qua ngã tư đường Khuất Duy Tiến giao với đường Lê Văn Lương tôi va chạm với một xe máy. Tôi thấy anh ta bị ngã, tôi cùng với một số người đã khiêng và đưa anh ta đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tôi đã gặp gỡ và bồi thường cho gia đình nạn nhân 50 triệu. Kết quả giám định cho thấy anh ta bị thương tật 40%. Tôi đã có bằng lái xe và lúc đó tôi trong tình trạng không rượu bia. Gia đình người bị hai không làm đơn khởi tố.Cho tôi hỏi tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Lái xe chạy quá tốc độ gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Theo khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe “ Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo”.

    Tại Điều 202 Bộ Luật hình sự quy định như sau:

    “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sựvề các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự, thì:

    “4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    a. Làm chết một người;

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

    4.2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    a. Làm chết hai người;

    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

    4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.”

    Theo các quy định trên bạn, là người đã vi phạm quy định an toàn giao thông  và đã gây thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe cho người khác với tỷ lệ thương tật 40%. Hành vi của bạn đã đủ cấu thành tội phạm và bị chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 202 Bộ Luật hình sự .

    Theo Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự, hành vi tội phạm này không thuộc nhóm tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, việc người bị hại không làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố người gây tai nạn thì trách nhiệm khởi tố thuộc về cơ quan điều tra

    Hành vi tự nguyện bồi thường cho gia đình nạn nhân, đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời  của bạn chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điều 46 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009“Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bạn, nhân thân của bạn, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt đối với bạn.

    saved-content
    unsaved-content
    260