Loading

17:50 - 18/11/2024

Làm sao để hủy bỏ hợp đồng đa cấp đã ký?

Làm sao để hủy bỏ hợp đồng đa cấp đã ký?

Nội dung chính

    Làm sao để hủy bỏ hợp đồng đa cấp đã ký?

    Việc tham gia vào một công ty bán hàng đa cấp và được thỏa thuận cho vay lãi để mua một sản phẩm chức năng mới được trở thành cộng tác viên. Như vậy, công ty yêu cầu thực hiện hành vi trên mới giao dịch hợp đồng, phía bên công ty đã vi phạm quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

    Những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp

    1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật dân sự 2005;

    - Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

    Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

    Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

    Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;

    Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;

    Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

    Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

    Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác;

    Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về một trong các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;

    [Làm sao để hủy bỏ hợp đồng đa cấp đã ký? - Ảnh 1]

    Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP;

    Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;

    Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 21 Nghị định 42/2014/NĐ-CP dưới bất kỳ hình thức nào;

    Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;

    Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;

    Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

    Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

    Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;

    Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp;

    Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm được quy định tại Khoản 2 Điều này.

    2. Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

    Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

    Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính chất, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

    Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo mà không được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;

    Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

    - Nếu vi phạm những quy định trên, thì giao dịch dân sự là hợp đồng sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.

    Luật dân sự 2005 quy định: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

    Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

    Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể  thực hiện những hành vi nhất định.

    Hậu quả của giao dịch vô hiệu: 2 bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, hoàn thiện tình trạng ban đầu. Theo đó các bên có đơn yêu cầu tòa tuyên giao dịch là vô hiệu.

    Hơn nữa, người tham gia có thể yêu cầu doanh nghiệp bán hàng đa cấp này có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia nếu như hàng hóa này còn đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

    Mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp:

    Theo đó, khi người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp đó, bao gồm cả hàng hóa được bán theo chương trình khuyến mại.

    Điều kiện mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp:

    - Hàng hóa còn hạn sử dụng;

    - Hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn;

    - Yêu cầu mua lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp nhận hàng.

    Trong trường hợp phải mua lại hàng hóa, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm:

    - Hoàn lại tổng số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó nếu không có căn cứ để khấu trừ;

    - Hoàn lại tổng số tiền sau khi đã trừ đi các chi phí quản lý, tái lưu kho và chi phí hành chính khác nhưng không thấp hơn 90% khoản tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó.

    Khi hoàn lại tiền, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua hàng hóa đó.

    Sau khi hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định trên.

    Việc đưa ra ý kiến nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về dân sự. Mục đích đưa ra nội dung này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

    saved-content
    unsaved-content
    27
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ