Lễ hội hoa xuân Sa Đéc 2025 mở đến khi nào? Lưu ý khi đi lễ hội hoa xuân Sa Đéc?
Nội dung chính
Lễ hội hoa xuân Sa Đéc 2025 mở đến khi nào?
Lễ hội hoa xuân Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp là sự kiện thường niên được tổ chức từ năm 2012, đã trở thành thương hiệu du lịch độc đáo và món ăn tinh thần quen thuộc với người dân địa phương cùng du khách gần xa mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 14/1 đến 21/1/2025 với chủ đề "Sa Đéc - Nơi bốn mùa khoe sắc", hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn và đáng nhớ.
Lễ hội năm nay tập trung vào chuỗi hoạt động đa dạng, kết hợp giữa văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực, phù hợp với nhiều đối tượng tham gia. Một số điểm nhấn tiêu biểu bao gồm:
- Lễ tri ân tiền nhân và tôn vinh nghề trồng hoa, kiểng Sa Đéc: Tôn vinh nghề truyền thống trồng hoa lâu đời, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã đóng góp vào sự phát triển của vùng đất hoa.
- Chương trình nghệ thuật đặc sắc: Trình diễn các ca khúc nổi bật về Đồng Tháp và Sa Đéc, ca ngợi nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng đất sen hồng.
Hội thi kỹ năng tay nghề “Bẻ bột gạo truyền thống”: Bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực địa phương thông qua những màn trình diễn tay nghề điêu luyện.
- Hội thi và trưng bày sinh vật cảnh: Quy tụ những tác phẩm đặc sắc từ các nghệ nhân khắp Đồng bằng sông Cửu Long, mang đến không gian thưởng lãm độc đáo.
- Hội thi trang trí cụm tiểu cảnh check-in: Thúc đẩy du lịch Sa Đéc với các tiểu cảnh sáng tạo, là điểm check-in lý tưởng cho du khách.
- Ngày hội “Thú cưng”: Sân chơi mới lạ dành cho cộng đồng yêu động vật, tạo nên không gian giao lưu thú vị.
- Hội thi “Ẩm thực đường phố”: Giới thiệu các món ăn đặc trưng vùng miền, mang đến trải nghiệm ẩm thực phong phú cho khách tham quan.
- Hội thi thời trang hoa - “Sắc màu Sa Giang”: Các thiết kế lấy cảm hứng từ hoa và thiên nhiên Sa Đéc, tôn vinh nét đẹp độc đáo của vùng đất này.
- Trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP: Góp phần quảng bá thương hiệu địa phương và hỗ trợ phát triển kinh tế.
Ngoài các hoạt động chính, lễ hội còn kết hợp những chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và gian hàng mua sắm phong phú, tạo nên một không gian vừa sôi động vừa gần gũi. Các khu vực trưng bày hoa kiểng, ẩm thực, cùng những góc sống ảo ấn tượng chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi du khách.
Lễ hội hoa xuân Sa Đéc 2025 không chỉ là dịp để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những sắc hoa rực rỡ mà còn là cơ hội khám phá và trải nghiệm văn hóa, con người và tinh thần độc đáo của Đồng Tháp.
Lễ hội hoa xuân Sa Đéc 2025 mở đến khi nào? Lưu ý khi đi lễ hội hoa xuân Sa Đéc? (Hình ảnh từ Internet)
Lưu ý khi đi lễ hội hoa xuân Sa Đéc
Hãy ghi lại những điều sau để không bỏ lỡ khi đi lễ hội hoa xuân Sa Đéc 2025:
(1) Lưu ý thời gian diễn ra từng hoạt động
Lễ hội có nhiều chương trình, hoạt động và hội thi thú vị được tổ chức theo lịch đã được lên sẵn. Ghi chú lịch của lễ hội hoặc lịch của những hoạt động mình yêu thích.
(2) Đưa đủ những đồ đạc cá nhân cần thiết
Đưa vừa đủ những vật dụng cần thiết. Không nên đưa quá nhiều đồ vì sẽ hạn chế khả năng hoạt động.
Đưa nước, đồ ăn nhẹ để tiếp sức bất cứ khi nào.
(3) Nhớ rõ những quy định khi đi lễ hội hoa xuân
- Trong quá trình tham quan, không bứt hoa, bẻ cành hay gây ảnh hưởng đến các chậu cây kiểng.
- Không chen lấn xô đẩy.
- Giữ vệ sinh môi trường.
Những địa điểm nổi tiếng tại Sa Đéc
- Làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc là điểm đến nổi bật và thu hút nhất trong lễ hội hoa xuân Sa Đéc. Nơi đây tràn ngập sắc màu từ hàng trăm loài hoa đua nhau khoe sắc, tạo nên khung cảnh rực rỡ mê đắm lòng người.
Không chỉ là nơi ngắm hoa và chụp ảnh lý tưởng, làng hoa còn mang đến cơ hội cho du khách tìm hiểu về các công đoạn trồng và chăm sóc hoa, cảm nhận sự tỉ mỉ và vất vả đằng sau những khóm hoa rực rỡ.
Làng hoa Sa Đéc (Hình ảnh từ Internet)
- Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Tọa lạc bên bờ sông Sa Giang, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là nơi lưu giữ câu chuyện tình lãng mạn giữa công tử người Việt gốc Hoa Huỳnh Thủy Lê và nữ văn sĩ người Pháp Marguerite Duras.
Ngôi nhà mang vẻ ngoài như biệt thự kiểu Pháp nhưng bên trong lại đậm nét kiến trúc Trung Hoa. Sự giao thoa văn hóa độc đáo này phản ánh rõ nét cuộc sống của thế kỷ 20.
Khi đi lễ hội hoa xuân Sa Đéc, đừng quên ghé thăm ngôi nhà cổ hơn 100 năm tuổi để cảm nhận vẻ đẹp lịch sử và văn hóa nơi đây.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Hình ảnh từ Internet)
- Nam Phương Linh Từ
Nam Phương Linh Từ được mệnh danh là “cố đô Huế” giữa miệt vườn miền Tây. Với lối kiến trúc cung đình trang nghiêm, mang đậm bản sắc dân tộc, nơi đây không chỉ là điểm tham quan hấp dẫn mà còn là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ thực hiện những bộ ảnh chào xuân đẹp mắt.
Nam Phương Linh Từ (Hình ảnh từ Internet)
- Chùa Lá Sen (Phước Kiển Tự)
Chùa Lá Sen Cách trung tâm thành phố Sa Đéc khoảng 14 km. Chùa nổi tiếng với những lá sen khổng lồ độc đáo, có đường kính từ 2-3m. Điểm đặc biệt của lá sen này là khả năng nâng đỡ được 1-2 người trưởng thành, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Chùa lá sen (Hình ảnh từ Internet)
(3) Nhớ rõ những quy định khi đi lễ hội hoa xuân
- Trong quá trình tham quan, không bứt hoa, bẻ cành hay gây ảnh hưởng đến các chậu cây kiểng.
- Không chen lấn xô đẩy.
- Giữ vệ sinh môi trường.
Lễ hội nào phải đăng ký với UBND cấp tỉnh?
Lễ hội của một tỉnh cần phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức khi thuộc một trong số các trường hợp được quy định tại Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội. Cụ thể:
Đăng ký tổ chức lễ hội
...
2. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
Như vậy, khi lễ hội truyền thống, văn hóa ngành nghề cấp tỉnh hoặc của từ 02 huyện tổ chức được tổ chức lần đầu hoặc quay lại từ 02 năm gián đoạn trở lên thì phải được đăng ký với UBND cấp tỉnh trước khi tổ chức.