Mẫu dàn ý chung cho bài văn thuyết minh hiện tượng tự nhiên? Dàn ý chung cho bài văn thuyết minh thực hành ở lớp mấy?
Nội dung chính
Mẫu dàn ý chung cho bài văn thuyết minh hiện tượng tự nhiên?
Hiện tượng tự nhiên là những sự kiện, quá trình xảy ra trong tự nhiên mà con người không trực tiếp tạo ra. Đó có thể là những biến đổi của khí hậu, địa chất, sinh vật, hoặc sự tương tác giữa chúng.
Trong đó các hiện tượng tự nhiên sẽ bao gồm:
Hiện tượng khí tượng: mưa, nắng, sấm sét, bão, tuyết, sương mù...
Hiện tượng thủy văn: thủy triều, sóng thần, lũ lụt...
Hiện tượng địa chất: động đất, núi lửa, xói mòn, địa chấn...
Hiện tượng sinh học: sinh trưởng, phát triển, sinh sản của các loài sinh vật..
Mẫu dàn ý chung cho bài văn thuyết minh hiện tượng tự nhiên? I. Mở bài: Giới thiệu chung về hiện tượng: Nêu tên hiện tượng tự nhiên cần thuyết minh. Đưa ra những nhận xét ban đầu, khái quát về hiện tượng đó (ví dụ: thường gặp ở đâu, diễn ra như thế nào, gây ấn tượng gì?). Đưa ra câu hỏi: Đặt ra một câu hỏi gợi mở để thu hút sự tò mò của người đọc (ví dụ: Tại sao lại có hiện tượng này? Những tác động của nó đến cuộc sống con người là gì?). II. Thân bài: Giải thích hiện tượng: Nguyên nhân: Trình bày các yếu tố, điều kiện dẫn đến sự hình thành và diễn ra của hiện tượng. Sử dụng các kiến thức khoa học để giải thích một cách rõ ràng, dễ hiểu. Diễn biến: Mô tả chi tiết các giai đoạn, quá trình diễn ra của hiện tượng. Sử dụng các từ ngữ, hình ảnh sinh động để giúp người đọc hình dung rõ nét. Phân loại (nếu có):Nếu hiện tượng có nhiều loại khác nhau, hãy phân loại và nêu đặc điểm riêng biệt của từng loại. Tác động: Lợi ích: Nêu những tác động tích cực của hiện tượng đến tự nhiên và đời sống con người. Tác hại:Nêu những tác động tiêu cực, những hậu quả có thể xảy ra do hiện tượng gây ra. Biện pháp phòng tránh hoặc ứng phó:(Áp dụng cho những hiện tượng tự nhiên gây hại) Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu hoặc khắc phục những tác hại do hiện tượng gây ra. III. Kết bài: Tóm tắt lại:Khái quát lại những nội dung chính đã trình bày ở phần thân bài. Đánh giá chung:Nhận xét về tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đối với tự nhiên và đời sống con người. Bài học rút ra:Đưa ra những bài học, kinh nghiệm cần rút ra từ việc tìm hiểu hiện tượng. Lưu ý: các bạn học sinh có thể áp dụng dàn ý này cho tất cả các hiện tượng tự nhiên. |
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo/.
Mẫu dàn ý chung cho bài văn thuyết minh hiện tượng tự nhiên? Dàn ý chung cho bài văn thuyết minh thực hành ở lớp mấy? (Hình từ Internet)
Dàn ý chung cho bài văn thuyết minh là yêu cầu cần đạt đối với thực hành viết lớp 8 đúng không?
Căn cứ Mục 5 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt về thực hành viết trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 8 như sau:
VIẾT
Quy trình viết
Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Thực hành viết
- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố này trong văn bản.
- Bước đầu biết làm một bài thơ tự do (sáu, bảy chữ). Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.
- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.
>>>Tải thêm tại đây - Để xem chi tiết Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Môn Ngữ Văn.
Học sinh trung học cơ sở có được đánh nhau trong trường học hay không?
Căn cứ Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, các hành vi không được làm đối với học sinh trung học cơ sở như sau:
Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Học sinh trung học cơ sở không được đánh nhau trong trường học.