Loading

15:29 - 08/01/2025

Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Thu Vịnh lớp 8? Các ngữ liệu về văn bản văn học trong môn Ngữ văn lớp 8?

Học sinh lớp 8 tham khảo mẫu dàn ý phân tích bài thơ Thu Vịnh? Học sinh lớp 8 được học các ngữ liệu gì về văn bản văn học?

Nội dung chính

    Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Thu Vịnh lớp 8?

    Bài thơ Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ Nôm trung đại, thể hiện tài năng nghệ thuật và tâm hồn tinh tế của tác giả. Để hoàn thành được chủ đề này, cần xây dựng một dàn ý phân tích bài thơ Thu Vịnh thật chi tiết, rõ ràng. Dưới đây là mẫu dàn ý phân tích bài thơ Thu Vịnh lớp 8 mà học sinh có thể tham khảo.

    Mở bài

    - Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu. Chùm thơ thu nổi tiếng đã góp phần tôn vinh tên tuổi tác giả lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về quê hương làng cảnh Việt Nam.

    - Trong chùm thơ đó thì bài Thu vịnh tiêu biểu nhất, in đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khuyến.

    Thân bài

    Hai câu đề:

    - Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm một màu; mấy từng cao là tưởng như bầu trời có nhiều lớp, nhiều tầng.

    - Nghệ thuật lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh trong câu thứ hai thường thấy trong thơ cổ điển, được Nguyễn Khuyến vận dụng rất tự nhiên và phù hợp. Cần trúc thanh mảnh khẽ đong đưa trước ngọn gió hắt hiu (gió nhẹ) càng tôn thêm vẻ mênh mông của bầu trời mùa thu.

    Hai câu thực:

    - Nước biếc là màu đặc trưng của nước mùa thu (trong xanh). Lúc sáng sớm và chiều tối, mặt ao hồ thường có sương, trông như tầng khói phủ. Cảnh vật quen thuộc, bình dị trở nên huyền ảo.

    - Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có sự tương phản giữa cái hữu hạn (song thưa) và cái vô hạn (bóng trăng), do vậy mà tứ thơ rộng mở, mênh mông ý nghĩa.

    - Cảnh vật trong bốn câu thơ trên được nhà thơ miêu tả ở những thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng mối dây liên hệ giữa chúng lại là sự nhất quán trong cảm xúc của tác giả.

    Hai câu luận:

    - Tâm trạng hoài cổ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ. Hoa năm nay mà nghĩ là hoa năm ngoái. Tiếng ngỗng trời kêu quen thuộc mỗi độ thu về khiến nhà thơ giật mình, băn khoăn tự hỏi ngỗng nước nào?

    - Âm điệu câu thơ 4/1/2 như chứa chất bâng khuâng, suy tư. Nhà thơ quan sát cảnh vật với một nỗi niềm u uất.

    Hai câu kết:

    - Thi hứng dạt dào thôi thúc nhà thơ cầm bút, nhưng phần lí trí bừng thức khiến nhà thơ chợt thấy thẹn với ông Đào. (Tức Đào Tiềm, nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc).

    - Nguyễn Khuyến thẹn về tài thơ thua kém hay thẹn vì không có được khí tiết cứng cỏi như ông Đào ? Nói vậy nhưng Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác nên bài Thu vịnh để đời.

    - Câu thơ cuối bỏ lửng khơi gợi suy ngẫm của người đọc.

    Kết bài

    - Thu vịnh là một bài thơ hay, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước trong thơ Nguyễn Khuyến

    - Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt tới mức điêu luyện, khó ai sánh kịp.

    Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

    Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Thu Vịnh lớp 8? Các ngữ liệu về văn bản văn học trong môn Ngữ văn lớp 8?

    Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Thu Vịnh lớp 8? Các ngữ liệu về văn bản văn học trong môn Ngữ văn lớp 8? (Hình từ Internet)

    Các ngữ liệu về văn bản văn học trong môn Ngữ văn lớp 8?

    Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về các ngữ liệu về văn bản văn học trong môn Ngữ văn lớp 8 như sau:

    NGỮ LIỆU
    1.1. Văn bản văn học
    - Truyện cười, truyện ngắn, truyện lịch sử
    - Thơ trào phúng, thơ thất ngôn bát cú, thơ tứ tuyệt luật Đường; thơ sáu, bảy chữ
    - Hài kịch
    1.2. Văn bản nghị luận
    - Nghị luận xã hội
    - Nghị luận văn học
    1.3. Văn bản thông tin
    - Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một cuốn sách
    - Văn bản kiến nghị
    2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý
    ...

    Như vậy, các ngữ liệu về văn bản văn học trong môn Ngữ văn lớp 8 bao gồm:

    - Truyện cười, truyện ngắn, truyện lịch sử

    - Thơ trào phúng, thơ thất ngôn bát cú, thơ tứ tuyệt luật Đường; thơ sáu, bảy chữ

    - Hài kịch

    Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu nội dung văn bản văn học của học sinh lớp 8?

    Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt về đọc hiểu nội dung văn bản văn học của học sinh lớp 8 như sau:

    - Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

    - Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

    - Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

    saved-content
    unsaved-content
    49
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ