Loading

11:32 - 25/09/2024

Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà đơn giản hiện nay? Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải đặt cọc không?

Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà đơn giản hiện nay? Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải đặt cọc không?

Nội dung chính

    Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà đơn giản hiện nay?

    Anh/chị có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà sau đây:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
    (V/v : Đặt cọc thuê nhà)

    Hôm nay, ngày ...... tháng ..... năm 20.... tại ………………………

    Chúng tôi gồm:

    Bên đặt cọc: (Bên A)

    Ông:……………………………………………………………………………………………

    Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
    Điện thoại: ………………………………………………………………………………………

    Bên nhận đặt cọc: (Bên B)

    Ông: ………………………………………………………………………………………
    Số CMND/hộ chiếu:   ..…………………………………………………………………           
    Bà: ………………………………………………………………………………………
    Số CMND/hộ chiếu: ……………………………. cấp ngày   ……………………………

    Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

    Điện thoại: ………………………………………………………………………………………

    Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng đặt cọc này với nội dung như sau:

    Điều 1: TIỀN ĐẶT CỌC, MỤC ĐÍCH & THANH TOÁN

    1.1. Theo đề nghị của bên A, bên B đồng ý sẽ cho bên A thuê căn nhà số ………………… do mình là chủ sở hữu.
    1.2. Để bảo đảm việc ký kết Hợp đồng thuê nhà dự kiến vào ngày …………, nay bên A đồng ý đóng cho bên B một số tiền……………………….. là gọi là tiền đặt cọc.
    1.3. Mục đích đặt cọc: bảo đảm thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê nhà.
    1.4. Thời gian đặt cọc: ngay sau khi hai bên cùng ký hợp đồng đặt cọc này.
    1.5. Hình thức thanh toán: tiền mặt.                    

    Điều 2: THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TIỀN ĐẶT CỌC
    2.1. Đối với bên A :
    - Giao tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận.
    - Nếu trong thời gian từ khi ký hợp đồng này đến ngày …….. mà thay đổi ý định, không muốn thuê nhà nữa thì phải chịu mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc.
    - Nếu đến hết ngày …………. ( là ngày dự kiến ký hợp đồng thuê nhà) mà bên B không liên hệ để ký hợp đồng thuê nhà thì cũng xem như đã tự ý không muốn thuê nhà nữa. Ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng, báo trước tối thiểu 2 ngày và được bên B chấp nhận bằng văn bản.
    - Được nhận lại toàn bộ số tiền đã đặt cọc sau khi hai bên chính thức ký hợp đồng thuê nhà tại Phòng công chứng. Trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận khác về số tiền này (sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà).
    - Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên đặt cọc theo qui định tại Bộ luật Dân sự.

    2.2. Đối với bên B:
    - Được nhận số tiền đặt cọc theo thỏa thuận tại Điều 1.
    - Được sở hữu và sử dụng toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận nếu bên A thay đổi ý kiến (không thuê nhà nữa) hoặc đến hết ngày …………….. mà bên A không liên hệ để ký kết hợp đồng thuê nhà.
    - Nếu từ ngày ký hợp đồng này đến hết ngày …………. mà bên B thay đổi ý kiến (không cho bên A thuê nhà nữa) thì bên B phải trả lại cho bên B toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận và bồi thường cho bên B thêm một khoản tiền khác tương đương một số tiền đặt cọc đã nhận (tổng cộng ………. triệu đồng).
    - Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên nhận đặt cọc theo qui định tại Bộ luật Dân sự.

    Điều 3: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
    3.1. Hai bên xác định hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng này, cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm túc những điều đã thỏa thuận trên đây.
    3.2. Nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi. Nếu không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện phải chịu trả toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, kể cả chi phí thuê luật sư cho bên thắng kiện.
    3.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi hai bên cùng ký, được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

    BÊN A

    BÊN B

    Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải đặt cọc không?

    Tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 có quy định về hợp đồng về nhà ở như sau:

    Hợp đồng về nhà ở

    Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

    1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

    2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

    3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

    4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

    5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

    6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

    7. Cam kết của các bên;

    8. Các thỏa thuận khác;

    9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

    10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

    11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

    Như vậy, việc đặt cọc không nằm trong những nội dung bắt buộc phải có trong thỏa thuận của hợp đồng thuê nhà. Do đó hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải đặt cọc mà sẽ do các bên thỏa thuận.

    Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà đơn giản hiện nay? Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải đặt cọc không? (Hình từ Internet)

    Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà phải thông báo trước cho bên thuê tối thiểu bao nhiêu ngày nếu muốn chấm dứt hợp đồng?

    Tại khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 có quy định đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau:

    Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

    4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo trước cho bên thuê tối thiểu 30 ngày nếu muốn chấm dứt hợp đông, trừ trường hợp 2 bên có thoả thuận khác trong hợp đồng thuê nhà.

    Hợp đồng thuê nhà có cần phải công chứng hay không?

    Tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:

    Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

    ....

    2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

    Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

    ....

    Như vậy, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

    Tuy nhiên, thông thường để đảm bảo quyền lợi các bên trong hợp đồng thì vẫn có thể công chứng tại phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    1