Loading

09:24 - 19/12/2024

Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên ngày nay? Lớp 12 có tối đa bao nhiêu học sinh?

Các bạn học sinh tham khảo mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên ngày nay môn Ngữ văn lớp 12?

Nội dung chính


    Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên hiện nay môn Ngữ văn lớp 12?

    Các bạn học sinh có thể tham khảo các mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên ngày nay môn Ngữ văn lớp 12 dưới đây:

    Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên hiện nay mẫu 1

    Ngày nay, khi xã hội con người đang ở trong thời kì 4.0 với sự tối tân của internet thì cuộc sống của chúng ta trở nên tiện ích hơn bao giờ hết. Internet hay Mạng là một hệ thống thông tin toàn cầu được liên kết bởi một loạt các công nghệ mạng điện tử, không dây và mạng quang cho phép hàng ngàn mạng máy tính, thiết bị di động nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu truy cập. Ở đây, con người có thể tra cứu mọi thông tin cũng như kết nối, liên lạc với mọi người. Internet đã mang đến cho con người nhiều lợi ích vô cùng tiện nghi. Chúng ta có thể tra cứu thông tin của mọi lĩnh vực ở bất cứ đâu, bất cứ khoảng thời gian nào, việc học tập, nghiên cứu trở nên thuận tiện, dễ dàng và tiện nghi hơn. Bên cạnh đó, sự ra đời của các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, instagram,… giúp chúng ta kết nối với bạn bè, những người thân ở nơi xa xôi trên cả Trái Đất và kết bạn với những người mới, cùng nhau trao đổi, chia sẻ khoảnh khắc đáng quý hoặc ghi lại những kỉ niệm cho riêng mình. Bên cạnh đó, một vai trò vô cùng hữu hiệu nữa không thể không nhắc đến của internet chính là sự giải trí. Từ khi có internet, chúng ta có nhiều phương thức giải trí hơn bao giờ hết. Từ các trò chơi điện tử, đến các video trên các trang mạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phim ảnh, âm nhạc,… cũng đều được tích hợp ở internet. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của internet nhưng không vì thế mà ta lạm dụng hoặc quá phụ thuộc vào nó. Mỗi người cần biết cân bằng giữa việc sử dụng internet với việc tham gia các hoạt động bên ngoài để bản thân trở nên năng động hơn. Mỗi chúng ta hãy trở thành một người dùng internet thông minh để chúng vừa mang lại lợi ích tối đa cho bản thân mình vừa có những trải nghiệm tốt đẹp.

    Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên hiện nay mẫu 2

    Internet – nơi hội tụ các nguồn thông tin trở thành thế giới thu nhỏ được mọi người đặc biệt quan tâm, nhất là các bạn học sinh, thanh niên. Trên Internet có rất nhiều thể loại giải trí khác nhau làm cho nhiều bạn trẻ lạm dụng dẫn đến tình trạng nghiện ngập và trở thành vấn đề nóng mà mọi người vô cùng bức xúc.

    Nghiện Internet là lạm dụng quá mức, sử dụng vô tổ chức ở mọi lúc mọi nơi, không làm chủ bản thân, bỏ cả ăn uống, nghỉ ngơi, học hành mà sa đọa trong thế giới hư ảo.

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet nhưng chủ yếu là do bản thân các bạn trẻ chưa nhận thức được mặt trái của Internet, còn ham chơi, tò mò, hiếu động, muốn chứng tỏ bản thân với người xung quanh. Các bậc phụ huynh chưa quản lí chặt chẽ con em mình, còn thiếu sót trong vấn đề giáo dục con cái. Nhà nước và chính quyền địa phương không quản lí các tiệm Net, để mặc các chủ tiệm mở cửa sát bên trường học và mọc lên ngày càng nhiều.

    Trong xã hội đang phát triển và hội nhập, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà Internet mang lại,Internet trở thành từ điển sống của tất cả mọi người. Nhờ Internet, con người có thể tra cứu tài liệu, cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ mà không mất thời gian, công sức; là công cụ làm việc đối với một số ngành công nghệ thông tin; cung cấp các thể loại giải trí như phim, âm nhạc, trò chơi. Nhưng bên cạnh đó có không ít tác hại do việc quá lạm dụng của các bạn học sinh, thanh niên. Ngoài những thông tin hữu ích, Internet còn chứa rất nhiều những thông tin mang tính chất đồi trụy; các trò chơi giải trí bạo lực khiến nhiều bạn trẻ nghiện bỏ rơi cuộc sống thực tại. Từ đó tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn như giết người, trộm cắp để thỏa cơn nghiện. Rất nhiều bạn mắc bệnh hoang tưởng từ những trò chơi khiến gia đình vô cùng lo lắng, xã hội vô cùng bức xúc. Có thể nói Internet cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức con người.

    Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy biết tự trang bị kiến thức về Internet cho bản thân để tránh tình trạng nghiện ngập. Các bậc phụ huynh, nhà nước, chính quyền, đặc biệt là trường học phải quan tâm, quản lí, giáo dục các bạn trẻ tránh xa những tư tưởng không lành mạnh, giúp đỡ người nghiện ngập quay về thế giới thực, không để họ mãi chìm đắm trong cái thế giới hư vô có thể giết người này.

    Trong mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, ai cũng có quyền thả mình vào Internet nhưng đừng lạm dụng nó, phải biết chắt lọc, biết dừng lại đúng lúc trước khi biến thành con nghiện.

    “Hãy để chúng ta làm chủ Internet và đừng bao giờ để Internet điều khiển chúng ta”.

    Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên hiện nay mẫu 3

    Hiện nay nhu cầu dùng Internet để thu thập thông tin cũng như giải trí đang ngày một gia tăng. Học sinh sử dụng mạng vào việc chơi game online đã trở thành một vấn nạn học đường đáng quan tâm. Về vấn đề này, Báo Dân trí có bài: “Vì sao giới trẻ nghiện game online?”, ngày 30-7-2015. Bài báo nhấn mạnh hiện tượng nghiện game online trong giới trẻ (trích dẫn bài báo).

    Game online ban đầu vốn là để cho mọi người được giải tỏa căng thẳng sau khi học tập và làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, do game online có sức hút mạnh, đặc biệt là với giới trẻ, dẫn đến việc một bộ phận không nhỏ số lượng học sinh bị sa đà vào các trò chơi vô bổ: đua xe, đánh nhau, bắn tỉa,… Những trò chơi đó đang dần dần chiếm lĩnh phần lớn thời gian của các bạn, nên giờ đây hầu như không còn mấy ai biết đến những thú vui khi chơi đá banh, chọi gà, …Thế giới trong game rất sống động và hấp dẫn. Trong game, chúng ta có thể làm được những điều mà không thể làm được ngoài đời. Mặt khác, một số game online còn có chức năng mua bán vật phẩm, vũ khí, nạp tiền… nên nhiều người "cày game” không biết mệt để kiếm tiền. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng nghiện game ở học sinh.

    Xuất phát vốn là để đem lại lợi ích cho con người, tuy nhiên hiện nay game online lại đang đem lại nhiều tác hại. Những quán net mọc xung quanh các trường học đã tạo “điều kiện” để học sinh tiếp cận và lao vào thú vui vô bổ. Các bạn có thể mải chơi đến quên ăn, quên ngủ. Không đảm bảo cân bằng giờ giấc sinh hoạt thường ngày, các bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, vì vậy thường hay ngủ gật trên lớp, không tiếp thu được bài giảng của thầy cô. Rồi khi về nhà, vì mải chơi game mà các bạn cũng không làm bài tập, dẫn đến việc học hành sa sút, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Không chỉ vậy, để có tiền chơi ở các quán net, nhiều bạn còn nói dối để xin tiền bố mẹ, thậm chí là ăn trộm tiền của gia đình, bạn bè xung quanh. Game online đã dần dần hủy hoại sức khỏe, kiến thức và cả đạo đức của chính bạn.

    Chính vì vậy, nhà trường và gia đình cần có những biện pháp quản lí, nhắc nhở kịp thời để tránh trường hợp học sinh bỏ học chơi game, cá độ, mua bán vật phẩm trong game online. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần siết chặt khâu quản lí đối với các cơ sở kinh doanh, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Thay vì để bản thân bị sa đà vào những trò chơi vô bổ, chúng ta cần phải làm chủ chính mình, sắp xếp thời gian biểu hợp lí giữa việc chơi và học. Để không bị game online cám dỗ và ảnh hưởng tới cuộc sống, chúng ta cần tự giác tìm cho mình những thú vui khác không chỉ mang tính giải trí mà còn tốt cho sức khỏe cũng như trí tuệ của bản thân.

    Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

    Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên hiện nay môn Ngữ văn lớp 11?

    Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên ngày nay? Lớp 12 có tối đa bao nhiêu học sinh? (Hình ảnh từ Internet)

    Quy định về các hình thức đánh giá đối với các môn học lớp 12 ra sao?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

    Hình thức đánh giá
    ...
    3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
    a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
    b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

    Như vậy, có hai hình thức đánh giá các môn học lớp 12 là đánh giá bằng nhận xét với 2 mức Đạt, Chưa đạt và đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.

    Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

    Các môn còn lại đánh giá đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.

    Có bao nhiêu học sinh tối đa trong lớp học lớp 12?

    Căn cứ khoản 3 Điều 16 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về số lượng học sinh tối đa trong một lớp học cấp trung học phổ thông như sau:

    Lớp học
    ...
    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số học sinh trong mỗi lớp học theo hướng giảm sĩ số học sinh trên lớp; bảo đảm mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 45 học sinh.
    4. Số học sinh trong mỗi lớp học của trường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.

    Như vậy, theo quy định thì số lượng học sinh tối đa trong lớp học lớp 12 tối đa không quá 45 học sinh.

    saved-content
    unsaved-content
    6290