Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
Nội dung chính
Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi môn Ngữ văn lớp 8?
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mạng xã hội trở thành nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó do quá lạm dụng các ứng dụng tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay đang có lối sống không lành mạnh, đó là sống ảo.
Các bạn học sinh tham khảo các mẫu đoạn văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi trong môn Ngữ văn lớp 8 dưới đây:
Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi - mẫu 1
Hiện nay, khi mạng internet phát triển với tốc độ chóng mặt thì kéo theo đó có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra. Một trong số những hiện tượng này mà chúng ta phải kể đến chính là việc sống ảo của giới trẻ hiện nay. Sống ảo là hiện tượng con người sử dụng mạng xã hội để khoe khoang, khoa trương bản thân mình, nói những “điều hay lẽ phải”, những điều không đúng về bản thân mình nhằm mục đích thu hút, tạo sự chú ý với người khác để được họ tán dương, ca ngợi. Đây là một “căn bệnh” xấu mà con người không nên mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do tư tưởng, suy nghĩ của mỗi người, muốn mình trở nên xinh đẹp hơn được nhiều người theo đuổi, muốn người khác phải ngưỡng mộ, trầm trồ trước cuộc sống của mình hoặc tệ hơn là để lừa đảo người khác. Tác hại của vấn nạn này vô cùng khó lường: nó khiến người khác hiểu nhầm về bản thân mình và cuộc sống của mình từ đó xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc: từ chối yêu vì không xinh giống như hình ảnh trên mạng…; bị người khác xa lánh vì những thứ hào nhoáng, giả mạo mà bản thân mình tạo ra trong thế giới ảo. Nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi ngoài thực tế con người khác xa với trên mạng xã hội. Giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này chính là việc mỗi người hãy chỉ đăng tải những tấm hình, những câu chuyện xác thực, không thổi phồng sự thật, sống đúng với bản thân mình; cùng nhau chung tay bằng những hành động đẹp đẽ để đẩy lùi bệnh sống ảo. Các cơ quan chức năng cần có những chế tài hợp lí để xử phạt những hành vi sống ảo gây hậu quả thiệt hại cho người khác: sử dụng thông tin giả để chiếm đoạt tài sản,… mỗi người chung tay một hành động nhỏ để có được một kết quả to lớn khiến cho việc sử dụng mạng xã hội ngày càng văn minh, lịch sự hơn.
Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi - mẫu 2
Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.
Với sự phát triển của mạng Internet, rất nhiều mạng xã hội ra đời, là nơi để các bạn trẻ giao lưu như; Facebook, Instagram, Zalo, SnapChat,… thu hút một lượng lớn các bạn trẻ tham gia. Nhiều bạn đăng những tấm hình qua nhiều lần chỉnh sửa đến mức khó nhận ra để trở thành những cô gái xinh lung linh lên mạng nhằm mục đích khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều người đăng tải lên những thứ “phù phiếm” không đúng với cuộc sống của mình để tỏ ra sang chảnh khiến người khác phải trầm trồ.
Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến ý thức chủ quan: do tư tưởng, suy nghĩ của mỗi người, muốn mình trở nên xinh đẹp hơn được nhiều người theo đuổi, muốn người khác phải ngưỡng mộ, trầm trồ trước cuộc sống của mình hoặc tệ hơn là để lừa đảo người khác. Bên cạnh đó, nguyên nhâ khách quan là do sự tác động, những lời khiêu khích từ những người xung quanh,…
Hậu quả của hiện tượng sống ảo vô cùng phức tạp. Nó khiến người khác hiểu nhầm về bản thân mình và cuộc sống của mình từ đó xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc: từ chối yêu vì không xinh giống như hình ảnh trên mạng… Bên cạnh đó là việc chúng ta bị người khác xa lánh vì những thứ hào nhoáng, giả mạo mà bản thân mình tạo ra trong thế giới ảo. Đã có nhiều trường hợp dở khóc dở cười xảy ra khi ngoài thực tế con người khác xa với trên mạng xã hội.
Để cải thiện tình hình này, trước hết, mỗi người hãy chỉ đăng tải những tấm hình, những câu chuyện xác thực, không thổi phồng sự thật, sống đúng với bản thân mình lên mạng xã hội. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay bằng những hành động đẹp đẽ để đẩy lùi bệnh sống ảo. Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chế tài hợp lí để xử phạt những hành vi sống ảo gây hậu quả thiệt hại cho người khác: sử dụng thông tin giả để chiếm đoạt tài sản,…
Mỗi người một hành động nhỏ nhưng cùng chung tay với sẽ tạo ra ý nghĩa lớn, lan tỏa được thông điệp lớn lao. Để đẩy lùi hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay, chúng ta cần chung tay xây dựng một thói quen sử dụng mạng xã hội văn minh và lắng nghe, xử lí có chọn lọc những thông tin trên đó.
Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi - mẫu 3
Xã hội ngày nay phát triển với vô số lợi ích, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Internet đã kết nối thế giới lại gần nhau hơn. Cách gửi thư đã thay thế bằng email. Người ta có thể gọi điện và nhìn thấy nhau mọi lúc, không cần ở cạnh nhau. Một câu nói hài hước nói rằng "hiện đại là kẻ thù của đèn điện". Nếu suy nghĩ rộng ra, câu nói này không hề sai. Vì những tiện ích mà công nghệ thông tin và Internet mang lại, con người dần bị lôi vào thế giới ảo, xa lạ với thực tại. Và những người như vậy chúng ta thường gọi là sống ảo.
Những người sống ảo thường có suy nghĩ mơ mộng. Họ không sống trong thế giới thực mà luôn bay bổng trên mây. Họ bỏ qua các hoạt động, chương trình ngoại khóa, không tương tác hay kết nối với bạn bè trong xung quanh. Thay vào đó, họ dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,... Họ trò chuyện, giao tiếp với bạn bè ảo trên đó thường xuyên. Không thể phủ nhận lợi ích mà các trang mạng xã hội này mang lại. Hiện nay, số người sử dụng mạng xã hội rất đông và trải rộng mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết những người sống ảo là thanh niên. Đối với họ, thế giới ảo tưởng đẹp, bạn bè ảo thật tốt bụng. Chúng ta thường thấy cảnh các bạn trẻ ngồi cùng nhau nhưng không trò chuyện mà mỗi người cầm một điện thoại để trò chuyện trên mạng.
Có những người, mọi việc trong cuộc sống họ đều đăng lên mạng. Từ khi thức dậy, họ chụp và đăng một bức ảnh, trước khi ăn một món gì đó, họ cũng phải chụp và đăng lên mạng, đi chơi và thậm chí khi đi ngủ, họ cũng chụp ảnh và đăng lên mạng. Mục đích là để chờ người khác like ảnh và bình luận cho mình. Nếu hình ảnh không có nhiều người like, họ có thể nhắn tin riêng từng người và nhờ họ like. Đối với họ, số like quan trọng hơn tất cả. Điều tồi tệ hơn, khi gặp tai nạn, người ta đầu tiên rút điện thoại ra chụp hình rồi đăng lên mạng xã hội để câu like. Có những người thích khoe những điều không thực tế vì trên mạng chẳng ai biết họ là ai. Họ vẽ lên một cuộc sống tốt đẹp cho mình, thể hiện mình là một người tài hoa, nhưng thực tế không hẳn như vậy.
Bị cuốn vào thế giới ảo khiến họ quên mất thế giới thực, lơ là với việc học tập, thờ ơ đối với bạn bè và gia đình. Mặc dù thế giới ảo chưa được chứng kiến, mối quan hệ thực sự với bạn bè dần trở nên yếu đuối.
Mạng xã hội không phải là cái gì đó xấu, nhưng một phần của giới trẻ sử dụng không đúng cách, biến mạng xã hội trở nên xấu xí. Chúng ta phải công nhận rằng mạng xã hội giúp chúng ta kết bạn với nhiều người mới, có thể trò chuyện với người thân xa. Nhưng chúng ta nên sử dụng mạng xã hội ở mức độ hợp lý và vào thời gian thích hợp. Ví dụ, truy cập mạng xã hội vào cuối ngày sau khi hoàn thành bài tập. Chúng ta có thể sử dụng internet cho mục đích tốt hơn như tìm hiểu kiến thức, đọc tin tức,... Hãy tham gia vào hoạt động ngoại khóa nhiều hơn và bạn sẽ nhận thấy cuộc sống thực sự vui hơn rất nhiều so với thế giới ảo. Hơn nữa, để tránh hiện tượng sống ảo ở giới trẻ, cha mẹ cần quan tâm đến con cái hơn, tránh cho con cái rơi vào thế giới mạng và bị kẻ xấu lôi kéo.
Mạng xã hội giống như một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu sử dụng sai cách, nó sẽ hủy hoại tâm hồn của bạn. Lựa chọn nằm trong tay bạn, hãy tỉnh táo và đừng để mình bị cuốn vào thế giới ảo.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu cần đạt trong nội dung nói và nghe lớp 8 bao gồm:
(1) Nói
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nêu rõ ý kiến và các luận điểm; sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục (có thể sử dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả trình bày).
- Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (theo lựa chọn cá nhân): cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng nhất; nêu được đề tài hay chủ đề của cuốn sách và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
(2) Nghe
- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
- Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.
Học sinh lớp 8 phải đạt được năng lực văn học như thế nào?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT năng lực văn học mà học sinh lớp 8 phải đạt được như sau:
- Hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả trong văn bản; nhận biết được kịch bản văn học, tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch; nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, hình tượng văn học;
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, điểm nhìn, xung đột, luật thơ, kết cấu, từ ngữ, mạch cảm xúc trữ tình; các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).
- Nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam; hiểu tác động của văn học với đời sống của bản thân.