Loading

09:29 - 19/12/2024

Mẫu viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh lớp 4 thế nào?

Mẫu bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối em? Quy định về nội dung và phương pháp đánh giá đối với học sinh lớp 4?

Nội dung chính


    Mẫu viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em?

    Dưới đây là một số mẫu viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em:

    Hôm đó là tiết học Toán, một giờ học mà em nhớ mãi. Cô giáo bước vào lớp với một nụ cười tươi và nói rằng hôm nay chúng em sẽ làm một "cuộc thi toán vui". Nghe đến "thi" là cả lớp ai nấy đều hồi hộp, nhưng vì là "thi vui" nên cũng yên tâm phần nào. Cô giáo chia chúng em thành từng nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy với những câu đố toán.

    Ban đầu, cả nhóm em hơi lúng túng, có vài bài khó quá làm mãi không ra. Nhưng nhờ bạn Hùng giỏi toán nhất nhóm, em và các bạn đã tìm ra cách giải. Cứ giải được một câu là cả nhóm lại vui vẻ reo lên và cổ vũ cho nhau. Em thấy thời gian trôi qua thật nhanh, chưa kịp làm xong hết các câu hỏi thì cô giáo đã nói: "Hết giờ rồi các con ơi!". Em còn nhìn thấy có một vài nhóm còn cảm thấy hơi tiếc nuối khi cô giáo yêu cầu dừng lại.

    Cuối buổi, cô tổng kết điểm và thông báo nhóm em đạt điểm cao nhất. Cả nhóm vui mừng khôn xiết, cùng nhau nhận phần thưởng là những cái kẹo mút cô đã chuẩn bị. Hôm đó là một giờ học vừa vui, vừa hồi hộp, lại còn giúp em hiểu ra rằng, chỉ cần cố gắng và hợp tác, mình có thể làm được nhiều điều hơn tưởng tượng.

    Giờ học ấy đã để lại trong em nhiều niềm vui và sự tự tin hơn trong học tập. Em sẽ luôn nhớ mãi kỉ niệm đáng quý này.

    Lưu ý: Những mẫu bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Học sinh có thể dựa vào để viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ theo ý của mình

    Mẫu viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em? Nội dung và phương pháp đánh giá đối với học sinh lớp 4 được quy định như thế nào?

    Mẫu viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh lớp 4 thế nào? (Hình từ Internet)

    Nội dung và phương pháp đánh giá đối với học sinh lớp 4 được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, nội dung và phương pháp đánh giá đối với học sinh lớp 4 như sau:

    Nội dung đánh giá:

    - Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

    - Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

    + Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

    - Những năng lực cốt lõi:

    + Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

    + Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

    Phương pháp đánh giá:

    - Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:

    + Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

    + Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

    - Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

    + Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

    Hồ sơ đánh giá học sinh là gì? Học bạ có nằm trong là hồ sơ đánh giá hay không?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, hồ sơ đánh giá được hiểu như sau:

    - Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.

    Theo định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, hồ sơ đánh giá bao gồm:

    Hồ sơ đánh giá:
    Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm Học bạ (theo Phụ lục 1 được đính kèm) và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (theo Phụ lục 2 được đính kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT).
    a) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định.
    b) Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường.

    Từ quy định trên có thể kết luận học bạ cũng nằm trong hồ sơ đánh giá học sinh.

    Xem thêm:

    Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về Học bạ tiểu học

    Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về Bảng ghi tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp

    saved-content
    unsaved-content
    353