Loading

09:34 - 19/12/2024

Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Các hoạt động giáo dục lớp 4 phải đảm bảo yêu cầu gì?

Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết một đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu truyện đã nghe, đã đọc mới nhất năm nay!

Nội dung chính


    Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4?

    Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 học sinh cần phải biết viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Dưới đây là một số mẫu viết đoạn văn tưởng tượng:

    Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng mẫu 1: Tưởng tượng về Sự tích cây vú sữa:

    Sự tích cây vú sữa là một chuyện cổ tích cảm động về tình mẫu tử và sự hối hận của một cậu bé không nghe lời mẹ. Cái kết của sự tích cây vú sữa rất buồn, sau khi cậu bé trở về nhà, cậu không thấy mẹ đâu, chỉ thấy một cây xanh lạ mọc trước cửa. Cậu bé ôm cây mà khóc. Do đó em đã tưởng tượng thêm. Sau khi cậu bé nhận ra cây vú sữa chính là biểu tượng của mẹ, cậu quyết định chăm sóc cây thật tốt như một cách để bù đắp lỗi lầm của mình. Mỗi ngày, cậu tưới nước, bón phân và trò chuyện với cây như thể đang nói chuyện với mẹ. Cây vú sữa ngày càng lớn mạnh, tỏa bóng mát và cho ra những quả ngọt lành.

    Người dân trong làng thấy vậy cũng đến giúp cậu chăm sóc cây. Họ cùng nhau xây dựng một khu vườn xung quanh cây vú sữa, trồng thêm nhiều loại cây khác. Khu vườn trở thành nơi vui chơi, thư giãn của mọi người, và cây vú sữa trở thành biểu tượng của tình yêu thương và sự đoàn kết trong cộng đồng.

    Cậu bé lớn lên, trở thành một người tốt bụng và biết quan tâm đến người khác. Mỗi khi nhìn thấy cây vú sữa, cậu lại nhớ về mẹ và những bài học quý giá mà mẹ đã dạy. Cây vú sữa không chỉ là kỷ niệm về mẹ, mà còn là nguồn cảm hứng để cậu sống tốt hơn mỗi ngày.

    Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng mẫu 2: Tưởng tượng về sự tích cây khế

    Khi đọc chuyện sự tích cây khế em cảm thấy việc người anh bị rơi xuống biển do tham lam lấy nhiều vàng bạc là chưa thỏa đáng, nên em đã tưởng tượng một cái kết khác cho người anh. Theo đó, sau khi người anh tham lam rơi xuống biển, anh ta tưởng rằng mình sẽ gặp phải kết cục bi thảm. Nhưng may mắn thay, khi sắp chìm xuống biển thì băng hải tặc Mũ Rơm đã xuất hiện và cứu anh ta. Luffy, với trái tim nhân hậu, đã quyết định giúp đỡ người anh ta tìm đường về nhà.

    Trong suốt hành trình trên tàu Thousand Sunny, người anh đã có cơ hội chứng kiến tình cảm gia đình và tình bạn sâu sắc giữa các thành viên của băng hải tặc. Zoro dạy anh về lòng trung thành, Sanji chia sẻ về sự quan tâm và chăm sóc, còn Nami thì nói về sự tin tưởng và đoàn kết.

    Nhờ những bài học quý giá này, người anh dần nhận ra sai lầm của mình và quyết định thay đổi. Anh ta trở nên biết ơn và trân trọng gia đình hơn, không còn tham lam và ích kỷ như trước. Khi được trở về nhà, anh ta đã xin lỗi em trai và cùng nhau xây dựng lại cuộc sống hạnh phúc.

    Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng mẫu 3: Tưởng tượng về truyện Cô bé quàng khăn đỏ

    Khi đọc chuyện Cô bé quàng khăn đỏ em thấy có 1 chi tiết chưa hợp lý là một con sói sao có thể nuốt cả Cô bé quàng khăn đỏ và bà của cô. Cho nên em đã tưởng tượng câu chuyện theo hướng khác. Theo đó, kẻ nuốt Cô bé quàng khăn đỏ và bà là một con quỷ sói, sau khi nốt Cô bé quàng khăn đỏ và bà vào bụng quỷ sói liền về hang ổ của mình thì bất ngờ Tanjiro, với khứu giác nhạy bén, nhanh chóng phát hiện ra mùi của con quỷ sói và dẫn cả nhóm đến nơi.

    Zenitsu, với tốc độ sấm sét, đã lao vào tấn công con quỷ sói, làm nó mất thăng bằng. Inosuke, với sức mạnh và sự dũng cảm, đã đối đầu trực tiếp với con quỷ, tạo cơ hội cho Tanjiro sử dụng Hơi thở của Nước để mổ bụng quỷ sói cứu cô bé quàng khăn đỏ và bà, sau đó Tanjiro chém đầu con quỷ sói, tiêu diệt nó hoàn toàn.

    Sau khi con quỷ sói bị tiêu diệt, Tanjiro và nhóm của mình đã giúp Cô bé quàng khăn đỏ và bà hồi phục. Họ dạy cho cô bé về sự dũng cảm và lòng kiên nhẫn, cũng như cách bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm trong tương lai.

    Cô bé quàng khăn đỏ và bà vô cùng biết ơn nhóm diệt quỷ và hứa sẽ luôn cẩn thận hơn khi đi vào rừng. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh nhóm Tanjiro tiếp tục hành trình của mình, sẵn sàng đối mặt với những con quỷ khác để bảo vệ mọi người.

    Lưu ý: nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

    Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Các hoạt động giáo dục lớp 4 phải đảm bảo yêu cầu gì?

    Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Các hoạt động giáo dục lớp 4 phải đảm bảo yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

    Các hoạt động giáo dục lớp 4 phải đảm bảo yêu cầu gì?

    Theo Điều 19 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT các hoạt động giáo dục lớp 4 phải đảm bảo yêu cầu như sau:

    - Các hoạt động giáo dục được tổ chức trong và ngoài lớp học nhằm hình thành phẩm chất, phát triển năng lực; giáo dục đạo đức lối sống; bồi dưỡng năng khiếu; hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

    - Hình thức hoạt động giáo dục học sinh được tổ chức linh hoạt theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, trong đó học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

    - Hoạt động giáo dục tổ chức trong và ngoài lớp học thông qua một số hình thức chủ yếu: học lý thuyết, thực hiện bài tập, thực hành, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án học tập, câu lạc bộ, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

    Học sinh lớp 4 có các nhiệm vụ nào?

    Căn cứ Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT học sinh lớp 4 có các nhiệm vụ như sau:

    - Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

    - Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

    - Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

    - Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

    - Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

    saved-content
    unsaved-content
    1264