Loading

13:46 - 27/11/2024

Một người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có thể hướng dẫn tối đa bao nhiêu người thực hành?

Một người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có thể hướng dẫn tối đa bao nhiêu người thực hành? Trách nhiệm của người hướng dẫn thực hành công tác xã hội như thế nào?

Nội dung chính

    Một người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có thể hướng dẫn tối đa bao nhiêu người thực hành?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 36 Nghị định 110/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

    Tổ chức việc thực hành công tác xã hội
    1. Tiếp nhận người thực hành:
    a) Người thực hành phải nộp giấy đề nghị thực hành theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp bản sao, xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận (nếu có) chuyên môn liên quan với đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội nơi đăng ký thực hành.
    b) Người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tiếp nhận người thực hành trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp không tiếp nhận người thực hành công tác xã hội thì trong thời gian 01 ngày làm việc người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    2. Phân công người hướng dẫn thực hành:

    Người đứng đầu đơn vị, cơ sở ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.

    ...

    Theo đó, một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.

    Một người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có thể hướng dẫn tối đa bao nhiêu người thực hành

    Một người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có thể hướng dẫn tối đa bao nhiêu người thực hành? (Hình từ internet)

    Những điều kiện nào người hướng dẫn thực hành công tác xã hội cần phải đáp ứng?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 36 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức việc thực hành công tác xã hội như sau:

    Tổ chức việc thực hành công tác xã hội
    1. Tiếp nhận người thực hành:
    a) Người thực hành phải nộp giấy đề nghị thực hành theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp bản sao, xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận (nếu có) chuyên môn liên quan với đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội nơi đăng ký thực hành.
    b) Người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tiếp nhận người thực hành trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp không tiếp nhận người thực hành công tác xã hội thì trong thời gian 01 ngày làm việc người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    2. Phân công người hướng dẫn thực hành:
    Người đứng đầu đơn vị, cơ sở ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.
    3. Người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung, lĩnh vực thực hành công tác xã hội; có thời gian làm việc tại đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ 3 năm trở lên.
    b) Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành.
    ...

    Theo đó, người hướng dẫn thực hành công tác xã hội cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung, lĩnh vực thực hành công tác xã hội; có thời gian làm việc tại đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ 3 năm trở lên.

    - Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành.

    Người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có trách nhiệm như thế nào?

    Trách nhiệm của người hướng dẫn thực hành công tác xã hội được quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 110/2024/NĐ-CP như sau:

    - Hướng dẫn thực hành công tác xã hội cho người thực hành.

    - Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời gian thực hành phải có nhận xét bằng văn bản về quá trình thực hành, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội và đề nghị người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp giấy xác nhận quá trình thực hành.

    - Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của đối tượng do lỗi của người hướng dẫn thực hành.

    Giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội được cấp trong thời gian bao lâu?

    Theo khoản 5 Điều 36 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản nhận xét của người hướng dẫn thực hành, người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    61