Mức phạt nồng độ cồn đối với các loại xe là bao nhiêu?
Nội dung chính
Mức phạt nồng độ cồn với xe máy
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 6).
- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (điểm đ khoản 10 Điều 6).
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng (điểm c khoản 7 Điều 6).
- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (điểm e khoản 10 Điều 6).
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (điểm e khoản 8 Điều 6).
- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm g khoản 10 Điều 6).
Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 5).
- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (điểm e khoản 11 Điều 5).
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (điểm c khoản 8 Điều 5).
- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (điểm g khoản 11 Điều 5).
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng (điểm a khoản 10 Điều 5).
- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm h khoản 11 Điều 5).
Mức phạt nồng độ cồn là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (điểm q khoản 1 Điều 8).
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Mức phạt nồng độ cồn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 7).
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng (điểm d khoản 10 Điều 7).
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (điểm b khoản 7 Điều 7).
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng (điểm đ khoản 10 Điều 7).
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (điểm a khoản 9 Điều 7).
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm e khoản 10 Điều 7).
Ngoài các mức phạt trên thì người vi phạm bị tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sử đổi bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Theo đó, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe không quá 7 ngày làm việc. Đối với tạm giữ xe và chuyển hồ sơ thì không quá 10 ngày làm việc.
Do đó, để tránh các hậu quả đáng tiếc, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, tuyệt đối không lái xe khi đã sử dụng rượu bia. Đồng thời, việc hiểu rõ các quy định xử phạt và những hệ lụy pháp lý sẽ giúp mọi người tuân thủ đúng pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và an toàn