Loading

11:49 - 29/10/2024

Trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị tước bằng lái xe máy thì có được phép sử dụng ô tô không?

Mức phạt nồng độ cồn với xe máy năm 2024? Trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị tước bằng lái xe máy thì có được phép sử dụng ô tô hay không?

Nội dung chính

     

    Mức phạt nồng độ cồn với xe máy năm 2024?

    Các mức phạt nồng độ cồn mới nhất hiện nay:

    (1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    (2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    (3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 (theo quy định tại điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    Trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị tước bằng lái xe máy thì có được phép sử dụng ô tô không?Mức phạt nồng độ cồn với xe máy (hình ảnh internet)

    Vi phạm nồng độ cồn có bị giam xe lại không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

    Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

    1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

    a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
    b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
    c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
    d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
    đ) Khoản 9 Điều 11;
    e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
    g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
    h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
    i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
    k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
    l) Điểm b khoản 5 Điều 33

     

    Như vậy, theo quy định pháp luật thì người điều khiển xe máy vi phạm quy định về nồng độ cồn sẽ bị tạm giữ phương tiện vi phạm.

    Trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị tước bằng lái xe máy thì có được phép sử dụng ô tô hay không?

    Theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư 37/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:

    Quản lý, sử dụng biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
    1. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường bộ, đường sắt sử dụng biểu mẫu được in sẵn hoặc tự in.
    2. Biểu mẫu phải được quản lý, theo dõi. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thống nhất công tác quản lý biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
    3. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh, tra chuyên ngành đường bộ, đường sắt có trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ về việc in ấn, quản lý và sử dụng biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
    4. Trường hợp người vi phạm hành chính có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người có thẩm quyền quyết định xử phạt phải ghi rõ trong quyết định, xử phạt vi phạm hành chính các hạng xe được phép điều khiển theo giấy phép lái xe và áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc giấy phép lái xe không thời hạn đối với loại xe đã sử dụng khi thực hiện hành vi vi phạm (xe ô tô hoặc máy kéo hoặc xe mô tô). Người vi phạm hành chính được quyền điều khiển những loại xe còn lại được ghi trong giấy phép lái xe.

    Như vậy, trong quyết định sử phạt vi phạm hành chính cơ quan chức năng sẽ ghi rõ là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy trong giấy phép lái xe tích hợp. Do đó, trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị tước bằng lái xe máy vẫn có thể điều khiển ô tô nếu không có quyết định tước giấy phép đối với loại này.

    saved-content
    unsaved-content
    34