Loading

15:06 - 09/11/2024

Người bị tạm giữ tự tử thì người thân có được nhận thi thể không? Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự?

Người bị tạm giữ tự tử thì người thân có được nhận thi thể không? Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự? Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn như thế nào?

Nội dung chính

    Người bị tạm giữ tự tử thì người thân có được nhận thi thể không? Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự?

    1. Người bị tạm giữ tự tử thì người thân có được nhận thi thể không?

    Tại Điều 26 Luật thi hành tạm giữ, tạm giữ 2015 có quy định về giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết như sau:

    1. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.

    2. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    3. Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết.

    Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương.

    4. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.

    5. Kinh phí liên quan tới việc an táng do ngân sách nhà nước bảo đảm. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

    6. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

    Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật cho phép người thân của người bị tạm giữ được nhận thi thể trong trường hợp người thân có yêu cầu bằng văn bản và việc nhận thi thể không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.

    2. Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự?

    Tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sư 2015, được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 có quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự như sau:

    Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

    1. Không có sự việc phạm tội;

    2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

    3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

    4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

    5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

    6. Tội phạm đã được đại xá;

    7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

    8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

    Theo đó, trong trường hợp người bị tạm giữ tự tử thì sẽ không khởi tố vụ án hình sự, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

    3. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn như thế nào?

    Tại Điều 25 Luật thi hành tạm giữ, tạm giữ 2015 có quy định về giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn như sau:

    1. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn, thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý. Mọi trường hợp bỏ trốn đều phải được áp dụng các biện pháp truy bắt, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

    2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản, báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trong trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn thì sẽ giải quyết theo quy định trên.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    245