Loading

16:25 - 27/12/2024

Nhà thầu giám sát thi công không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng của thiết kế công trình là quyền hay nghĩa vụ của họ?

Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng của thiết kế công trình là quyền hay nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công?
Chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ gì trong việc giám sát thi công xây dựng công trình?

Nội dung chính

    Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng của thiết  kế công trình là quyền hay nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công?

    Căn cứ Điều 122 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
    1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:
    a) Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;
    b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;
    c) Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
    d) Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;
    đ) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
    e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
    2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:
    a) Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
    b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
    c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
    d) Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
    đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
    e) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
    g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng của thiết kế công trình là nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.

    Nhà thầu giám sát thi công không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng của thiết kế công trình là quyền hay nghĩa vụ của họ?

    Nhà thầu giám sát thi công không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng của thiết kế công trình là quyền hay nghĩa vụ của họ? (Hình từ Internet)

    Chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ trong việc giám sát thi công xây dựng công trình như thế nào?

    Căn cứ Điều 121 Luật Xây dựng 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình, cụ thể:

    - Chủ đầu tư có các quyền sau:

    + Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;

    + Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

    + Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;

    + Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

    + Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

    - Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

    + Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;

    + Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;

    + Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;

    + Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;

    + Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;

    + Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;

    + Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

    Nhà thầu thi công có quyền yêu cầu dừng thi công khi phát hiện công trình mất an toàn không?

    Căn cứ Điều 119 Luật Xây dựng 2014 quy định về sự cố công trình xây dựng:

    Sự cố công trình xây dựng
    1. Trong quá trình thi công xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm sau:
    a) Kịp thời yêu cầu dừng thi công, vận hành, khai thác sử dụng công trình và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản;
    b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có liên quan;
    c) Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để ngăn chặn thiệt hại.
    2. Khi phát hiện, được thông báo về sự cố công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
    a) Thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố;
    b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình.
    3. Công trình có sự cố chỉ được thi công xây dựng hoặc tiếp tục vận hành, khai thác sử dụng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sự cố cho phép.
    4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu chi phí có liên quan, bị xử lý vi phạm hành chính; cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, nhà thầu thi công có trách nhiệm kịp thời yêu cầu dừng thi công và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi phát hiện nguy cơ mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng công trình.

    saved-content
    unsaved-content
    41