Loading

17:05 - 13/11/2024

Nhà tuyển dụng có được phép ưu tiên hoặc chỉ lựa chọn ký hợp đồng lao động với người lao động thuộc tỉnh nhất định vào làm việc không?

Nhà tuyển dụng có được phép ưu tiên hoặc chỉ lựa chọn ký hợp đồng lao động với người lao động thuộc tỉnh nhất định không? Làm thời vụ có được ký hợp đồng lao động không?

Nội dung chính

    1. Nhà tuyển dụng có được phép ưu tiên hoặc chỉ lựa chọn ký hợp đồng lao động với người lao động thuộc tỉnh nhất định không?

    Căn cứ Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:

    1. Phân biệt đối xử trong lao động.

    2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

    3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

    5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

    6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

    7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

    Theo Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

    1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

    2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.

    3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.

    Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử trong lao động.

    Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần, theo đó: 

    1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Việc ưu tiên tuyển chọn các ứng viên thuộc tỉnh nhất định hay chỉ chọn ứng viên đồng hương để ký hợp đồng lao động là hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động.

    Theo quy định của pháp luật, việc phân biệt đối xử là hành vi bị cấm trong. Do đó, việc nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn các ứng viên của tỉnh cụ thể là hành vi trái pháp luật và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    2. Làm thời vụ có được ký hợp đồng lao động không?

    Theo Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các loại hợp đồng lao động như sau:

    1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    Ngoài ra, theo quy định của Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 về hình thức của hợp đồng lao động như sau:

    1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

    2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

    Theo đó, đối với công việc thời vụ chỉ kéo dài vài tháng, bạn vẫn được ký kết hợp đồng lao động ở dạng hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng có thể được giao kết ở dạng văn bản giấy hoặc thông điệp dữ liệu. 

    3. Quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?

    Căn cứ Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:

    1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

    Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

    3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

    4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

    c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

    d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

    5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

    Vậy, thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định trên. Việc giao kết được thực hiện trực tiếp bởi người sử dụng lao động và người lao động, trừ một số trường hợp đặc biệt đã nêu ở trên.

    saved-content
    unsaved-content
    205
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ