Loading

13:54 - 19/11/2024

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng nhà tạm giữ

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng nhà tạm giữ được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng nhà tạm giữ

    Đầu tiên, cần phải làm rõ tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

    Với vấn đề bạn hỏi, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng nhà tạm giữ được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) gồm:

    a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

    b) Quyết định phân loại, tổ chức giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

    c) Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý tài liệu, đồ vật thuộc danh mục cấm;

    d) Ra lệnh trích xuất để khám, chữa bệnh và phục vụ công tác giam giữ; ra lệnh trích xuất hoặc quyết định cho gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do luật định;

    đ) Thực hiện lệnh trích xuất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc các tổ chức nhân đạo;

    e) Tổ chức bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ; bảo đảm vệ sinh môi trường; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; thông báo cho cơ quan y tế nơi gần nhất khi có dịch bệnh xảy ra để phối hợp dập tắt dịch bệnh.

    saved-content
    unsaved-content
    66