Loading

12:15 - 21/11/2024

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao từ năm 2025

Tòa án nhân dân bao gồm những cấp nào? Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao.

Nội dung chính

    Tòa án nhân dân bao gồm những cấp nào?

    Căn cứ Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về các cấp của Tòa án nhân dân như sau:

    Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân
    1. Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:
    a) Tòa án nhân dân tối cao;
    b) Tòa án nhân dân cấp cao;
    c) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    d) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
    đ) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);
    e) Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).
    2. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự được quy định như sau:
    a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; thành lập, giải thể Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
    b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Theo quy định vừa nêu trên thì Tòa án nhân dân được chia thành những cấp sau:

    - Tòa án nhân dân tối cao;

    - Tòa án nhân dân cấp cao;

    - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

    - Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);

    - Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (gọi chung là Tòa án quân sự).

    Tòa án nhân dân cấp cao

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao từ năm 2025 (Hình từ Internet)

    Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 51 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao bao gồm:

    - Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

    - Các Tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.

    Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    - Văn phòng.

    - Vụ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao là gì?

    Căn cứ Điều 50 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao như sau:

    - Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.

    - Giải quyết đề nghị, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định về việc phá sản của Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật.

    - Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật.

    - Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật.

    - Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý:Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được ban hành ngày 24/6/2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    209