Loading

11:00 - 18/12/2024

Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan như thế nào? Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân khác nhau như thế nào?

Tôi muốn hỏi Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân khác nhau như thế nào?

Nội dung chính

    Tòa án nhân dân là cơ quan như thế nào? Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định khái niệm Tòa án nhân dân như sau:

    Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

    Căn cứ theo Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định khái niệm viện kiểm sát nhân dân như sau:

    Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Tòa án nhân dân là cơ quan như thế nào? Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan như thế nào? Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân khác nhau như thế nào?

    Tòa án nhân dân là cơ quan như thế nào? Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan như thế nào? Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)

    Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân khác nhau như thế nào?

    Tiêu chí

    Tòa án nhân dân

    Viện kiểm sát nhân dân

    Chức năng

    Thực hiện xét xử và thực hành các quyền tư pháp.

    (khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)


    Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

    (khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 )

    Nhiệm vụ

    Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

    ( khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

    Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

    (khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 )


    Hệ thống tổ chức



    1. Tòa án nhân dân tối cao.

    2. Tòa án nhân dân cấp cao.

    3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

    5. Tòa án quân sự

    (Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

    1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

    3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

    4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).

    5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.

    (Điều 40 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)

    Người đứng đầu

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao



    Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

    (Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)

    Các chức danh tư pháp



    Chánh án;

    Phó Chánh án;

    Thẩm phán;

    Hội thẩm;

    Thư ký Tòa án;

    Thẩm tra viên.


    Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;

    Kiểm sát viên;

    Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;

    Điều tra viên;

    Kiểm tra viên.

    (Điều 58 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động



    Các Tòa án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

    ( Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)


    Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo.

    Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.

    (Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện quyền công tố được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện quyền công tố như sau:

    - Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định;

    - Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

    - Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

    - Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;

    - Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;

    - Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;

    - Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;

    - Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;

    - Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

    saved-content
    unsaved-content
    165