Trách nhiệm phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án nhân dân Tối cao với lực lượng cảnh sát nhân dân trong các vụ án hiện nay?
Nội dung chính
Trách nhiệm phối hợp của Tòa án nhân dân với cơ quan, tổ chức trong các vụ án?
Căn cứ Điều 17 Luật Tổ chức Tòa án 2014 quy định trách nhiệm phối hợp của Tòa án nhân dân với các cơ quan, tổ chức như sau:
- Tòa án nhân dân phối hợp với cơ quan, tổ chức phát huy tác dụng giáo dục của phiên tòa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân.
- Tòa án nhân dân cùng với cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Trong trường hợp cần thiết, cùng với việc ra bản án, quyết định, Tòa án nhân dân kiến nghị yêu cầu cơ quan, tổ chức áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc vi phạm pháp luật tại cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị có trách nhiệm thực hiện và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị phải thông báo cho Tòa án về kết quả giải quyết kiến nghị.
Ngoài ra, trách nhiệm phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan, tổ chức còn được quy định trong quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân tối cao: "Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật."
Theo đó, trách nhiệm phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng nói chung và trách nhiệm phối hợp giữa Tòa án nhân dân Tối cao với lực lượng cảnh sát nhân dân trong các vụ án nói riêng là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm hỗ trợ công tác xét xử các vụ án công tâm và chính xác nhất.
Trách nhiệm phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án nhân dân Tối cao với lực lượng cảnh sát nhân dân trong các vụ án hiện nay?
Tại sao cần phải nâng cao trách nhiệm phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án nhân dân Tối cao với lực lượng cảnh sát nhân dân trong các vụ án?
Căn cứ vào Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì quy trình tố tụng hình sự của một vụ án bao gồm các giai đoạn sau:
- Khởi tố vụ án hình sự
- Điều tra vụ án hình sự
- Giai đoạn xét xử sơ thẩm
- Xét xử phúc thẩm
- Thi hành án hình sự
- Các giai đoạn xét xử đặc biệt (Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm)
Trong đó, giai đoạn "điều tra vụ án hình sự" là giai đoạn quan trọng thu thập các chứng cứ, góp phần quyết định hướng giải quyết trong giai đoạn xét xử sau đó. Giai đoạn này thực hiện chính là cơ quan điều tra vụ án hình sự.
Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, tiến hành điều tra tất cả các tội phạm xảy ra theo thẩm quyền. Gồm có:
- Trong Công an nhân dân có cơ quan điều tra: Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an, cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh, cấp huyện; Cơ quan an ninh điều tra Bộ công an, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Trong Quân đội nhân dân có các cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra hình sự Bộ quốc phòng, Cơ quan an ninh điều tra quân khu và cấp tương đương;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Ngoài ra còn có một số cơ quan khác.
Trong giai đoạn này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án nhân dân với cảnh sát nhân dân đễ quá trình điều tra làm sáng tỏ vụ án được công minh, chính xác nhất. Đặc biệt các vụ án phức tạp, có kháng cáo, kháng nghị càng phải phối hợp chắc chẽ giữa Tòa án nhân dân tối cao với cảnh sát nhân dân để giải quyết các vấn đề khúc mắc, ẩn chứa trong vụ án.
Trách nhiệm phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án nhân dân Tối cao với lực lượng cảnh sát nhân dân trong các vụ án hiện nay?
Sáng 25/5, Bộ Công an phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia "Lực lượng Cảnh sát nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam". Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) (20/7/1962 - 20/7/2022).
Tham dự hội thảo có PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an: Trần Quốc Tỏ, Nguyễn Duy Ngọc, Lê Quốc Hùng, Nguyễn Văn Long, cùng các lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 34 (ngày 20/7/1962) công bố Pháp lệnh Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng CSND và Pháp lệnh Quy định về chế độ cấp bậc quân hàm của sỹ quan, hạ sỹ quan CSND. Kể từ đó, ngày 20/7 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của lực lượng CSND Việt Nam. Đây là mốc son, sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng CSND về mặt tổ chức, lực lượng và pháp lý, để xây dựng và phát triển lực lượng CSND.
Vui mừng khi đến dự và đồng chủ trì Hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết, bản thân rất xúc động khi được gặp lại các đồng chí từng là thủ trưởng, đồng đội gắn bó, sát cánh với mình bởi 33 năm công tác trong lực lượng CAND thì Chánh án TANDTC có hơn 22 năm gắn bó với lực lượng CSND.
Nhìn lại lịch sử truyền thống của lực lượng CSND, xem lại những thước phim sinh động, tái hiện một cách chân thực về quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CSND được trình chiếu tại hội thảo, cũng như những gì đã chứng kiến trong thực tiễn, đồng chí Nguyễn Hòa Bình bày tỏ tự hào về truyền thống hết sức vẻ vang, cảm phục về những chiến công, thành tích mà lực lượng CSND đã lập nên trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: "Rất biết ơn những cống hiến mà lực lượng CSND đã hiến dâng trong cuộc đời này để Nhân dân được bình yên, an ninh Tổ quốc được đảm bảo, môi trường đầu tư kinh doanh được hấp dẫn và phát triển. Chúng ta xúc động vì những hy sinh của lực lượng Cảnh sát, rất tin tưởng vào lòng trung thành, sự tận tụy và sức mạnh ngày càng tăng cường của lực lượng CSND".
Phân tích về mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa TANDTC với lực lượng CSND những năm qua, đồng chí Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định: Đây là yêu cầu của Đảng, Nhà nước để hướng tới mục tiêu bảo đảm trật tự an toàn xã hội, hướng tới sự công bằng, bảo vệ công lý. Và đây cũng là mục tiêu của TANDTC cũng như của Bộ Công an. Trong 2 nhiệm kỳ vừa qua, điểm sáng trong công tác xây dựng Đảng là chúng ta đã đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả. Trong thành công chung đó có sự phối hợp hiệp đồng của TANDTC và lực lượng CSND trong tất cả các vụ án.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, hội thảo khoa học Quốc gia "Lực lượng Cảnh sát nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam" là hoạt động khoa học có ý nghĩa sâu sắc, là diễn đàn sinh hoạt chính trị để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong CBCS và Nhân dân về truyền thống lịch sử vẻ vang của lực lượng CAND nói chung, lực lượng CSND nói riêng.
Qua đó, dựa trên các nội dung chỉ đạo trong hội thảo để nâng cao và tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa TANDTC với lực lượng CSND trong các vụ án.