Loading

16:30 - 04/12/2024

Những đối tượng nào được ưu tiên khi xét tuyển vào vị trí quân nhân chuyên nghiệp?

Những đối tượng nào được ưu tiên khi xét tuyển vào vị trí quân nhân chuyên nghiệp? Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có thể ở lại học quân nhân chuyên nghiệp không?

Nội dung chính

    Những đối tượng nào được ưu tiên khi xét tuyển vào vị trí quân nhân chuyên nghiệp?

    Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 241/2017/TT-BQP việc ưu tiên trong tuyển chọn đối với các đối tượng để trở thành quân nhân chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 8, Khoản 4 Điều 14, Khoản 4 Điều 28 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:

    - Hạ sĩ quan, binh sĩ đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên.

    - Tốt nghiệp cao đẳng, đại học các ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ Quân đội không đào tạo, phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng.

    - Có tài năng, năng khiếu đặc biệt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và biên chế của Quân đội nhân dân trong các ngành, lĩnh vực thể dục thể thao, nghệ thuật.

    - Là người dân tộc thiểu số.

    Theo đó, những đối tượng thuộc quy định trên khi tham gia tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp sẽ được ưu tiên.

    Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có thể ở lại học quân nhân chuyên nghiệp không?

    Căn cứ theo Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 việc tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp cụ thể như sau:

    Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp
    1. Đối tượng tuyển chọn:
    a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
    b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
    c) Công nhân và viên chức quốc phòng.
    2. Đối tượng tuyển dụng:
    Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
    3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
    a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
    b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
    4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.

    Như vậy, theo quy định trên thì đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ hay được gọi là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự vẫn có thể được tuyển chọn trở thành quân nhân chuyên nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;

    - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội.

    - Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

    Những đối tượng nào được ưu tiên khi xét tuyển vào vị trí quân nhân chuyên nghiệp? (Hình từ Internet)

    Công dân không được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nào?

    Theo quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc công dân không được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự trong trường sau đây:

    - Công dân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích.

    - Công dân đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    - Công dân bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

    Tuy nhiên, hết thời hạn áp dụng các biện pháp trên, công dân được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự.

    Trường hợp nào được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình? 

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015,  trong đó điểm a khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã được sửa đổi bởi  điểm a Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:

    Theo đó, có 5 trường hợp công dân sẽ được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình cụ thể như sau:

    (`1)  Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

    (2)  Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

    (3)   Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
    (4)  Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
    (5)  Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

    Như vậy, công dân thuộc một trong 5 trường hợp trên và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được xem xét và công nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình. 

     

    saved-content
    unsaved-content
    250