Loading

10:33 - 18/12/2024

Những hành vi bị cấm trong kinh doanh dược là hành vi nào? Vị trí công việc nào bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược?

Những hành vi bị cấm trong kinh doanh dược là hành vi nào? Vị trí công việc nào bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược?

Nội dung chính

    Những hành vi bị cấm trong kinh doanh dược là hành vi nào?

    Những hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh dược được quy định tại Điều 6 Luật Dược 2016 như sau:

    - Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

    - Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh dược đã đăng ký.

    - Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 26 Điều 2 Luật Dược 2016 và thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác không đúng mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

    - Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

    - Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;

    + Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;

    + Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;

    + Thuốc thử lâm sàng;

    + Thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu để đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;

    + Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành;

    + Thuốc thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác có quy định không được bán;

    + Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc xin;

    + Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết.

    - Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong các hoạt động về dược.

    - Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Dược 2016

    - Hành nghề mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc quy định tại Điều 11 Luật Dược 2016

    - Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược.

    - Quảng cáo trong trường hợp sau đây:

    + Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;

    + Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc;

    + Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.

    - Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.

    - Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.

    - Sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền có kết hợp với dược chất khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    - Cấp phát, bán thuốc đã hết hạn dùng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên nhãn thuốc, thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người sử dụng.

    - Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.

    - Xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    Những hành vi bị cấm trong kinh doanh dược là hành vi nào? Vị trí công việc nào bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược?

    Những hành vi bị cấm trong kinh doanh dược là hành vi nào? Vị trí công việc nào bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược?

    Vị trí công việc nào bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược?

    Theo quy định tại Điều 11 Luật Dược 2016 về các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược như sau:

    Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược
    1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
    2. Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
    3. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Theo đó Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược gồm:

    - Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.

    - Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

    - Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược là gì?

    Căn cứ tại Điều 13 Luật Dược 2016 có quy định điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược là:

    - Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

    + Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);

    + Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;

    + Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;

    + Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;

    + Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;

    + Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

    + Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

    + Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;

    + Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;

    + Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;

    + Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

    Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

    - Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

    + Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 9 Điều 28 Luật Dược 2016 thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

    + Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;

    + Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    - Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

    - Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;

    + Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    - Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ điều kiện nêu trên

    saved-content
    unsaved-content
    127
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ