Loading

11:38 - 25/09/2024

Những trường hợp được phủ Quân kỳ khi mất

Cha tôi là thương binh hạng 1 trên 4, huy hiệu 45 năm tuổi Đảng, có hai huân chương chiến sĩ giải phóng hạng 3 và hạng nhì. Thêm hai huy chương kháng chiến hạng nhì và hay nhất có nhiều bằng khen khác nhau được Trung ương khen tặng. Vì sao cha tôi chết không được Phủ Quân Kỳ và hãy cho tôi biết rõ những quy định nào được Phủ Quân Kỳ.

Nội dung chính

    Điều 13 Thông tư 86/2016/TT-BQP có quy định về vấn đề trang trí lễ đài tổ chức Lễ tang như sau:

    “Thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP và một số nội dung sau:

    1. Ảnh của người hy sinh, từ trần để trong khung kích thước 30 cm x 40 cm, có dải băng đen nhỏ vắt chéo góc trên bên trái khung ảnh nhìn từ dưới lên;

    2. Giá Huân chương, Huy chương bảo đảm đầy đủ các hình thức được khen thưởng của người hy sinh, từ trần;

    3. Linh cữu được phủ Quân kỳ.”

    Thông tư 86/2016/TT-BQP này được áp dụng với các đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư, bao gồm các đối tượng sau đây:

    - Người đang công tác hy sinh, từ trần, gồm:

    + Quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng;

    + Người làm công tác cơ yếu do Bộ Quốc phòng quản lý;

    + Quân nhân dự bị động viên trong thời gian tập trung huấn luyện, làm nhiệm vụ quân sự quốc phòng, an ninh.

    - Các đối tượng tại Điểm a nêu trên nghỉ hưu từ trần.

    Ngoài ra, theo Khoản 8 Điều 5 Nghị định 150/2006/NĐ-CP, cựu chiến binh khi chết được tổ chức tang lễ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 114/2005/TTLT- BQP-BNV. Thông tư này hiện nay đã hết hiệu lực pháp luật và được thay thế bởi Thông tư 86/2016/TT-BQP.

    Do đó, cựu chiến binh khi mất cũng được phủ Quân kỳ.

    Như vậy, bố bạn không thuộc vào một trong các đối tượng đã nêu ở trên nên khi mất sẽ không được phủ Quân kỳ.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    1