Loading

16:06 - 23/09/2024

Những trường hợp nào sĩ quan quân đội nhân dân sẽ bị tước quân hàm? Ai có thẩm quyền tước quân hàm sĩ quan cấp tướng?

Tước quân hàm sĩ quan là gì? Những trường hợp nào sĩ quan quân đội nhân dân sẽ bị tước quân hàm? Ai có thẩm quyền tước quân hàm sĩ quan cấp tướng?

Nội dung chính


    Tước quân hàm sĩ quan là gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định hình thức kỷ luật:

    Hình thức kỷ luật

    1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan

    a) Khiển trách;

    b) Cảnh cáo;

    c) Hạ bậc lương;

    d) Giáng chức;

    đ) Cách chức;

    e) Giáng cấp bậc quân hàm;

    g) Tước quân hàm sĩ quan;

    h) Tước danh hiệu quân nhân.

    ...

    Như vậy, tước quân hàm sĩ quan là một trong các hình thức kỷ luật đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Tước quân hàm sĩ quan là hình thức kỷ luật áp dụng cho sĩ quan quân đội khi họ vi phạm nghiêm trọng các quy định, nguyên tắc, hoặc đạo đức trong ngành quân đội. Việc tước quân hàm sĩ quan là một hình thức kỷ luật nghiêm khắc, nhằm đảm bảo sự nghiêm minh, kỷ luật trong quân đội.

    Tước quân hàm sĩ quan là gì? Những trường hợp nào sĩ quan quân đội nhân dân sẽ bị tước quân hàm? (Hình từ Internet)

    Những trường hợp nào sĩ quan quân đội nhân dân sẽ bị tước quân hàm?

    Căn cứ Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có các hành vi vi phạm sau có thể dẫn đến tước quân hàm sĩ quan:

    [1] Chống mệnh lệnh quy định tại Điều 15 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

    - Là chỉ huy;

    - Lôi kéo người khác tham gia;

    - Trong sẵn sàng chiến đấu;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Gây hậu quả nghiêm trọng.

    [2] Làm nhục đồng đội quy định tại Điều 18 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Người nào xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của đồng đội trong quan hệ công tác và vi vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc

    - Là chỉ huy hoặc cấp trên;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Lôi kéo người khác tham gia;

    - Gây tổn hại sức khỏe.

    [3] Hành hung đồng đội quy định tại Điều 19 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Người nào trong quan hệ công tác có hành động hành hung, xúc phạm đến thân thể của đồng đội và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc

    - Là chỉ huy hoặc cấp trên;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Lôi kéo người khác tham gia;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe.

    [4] Vắng mặt trái phép quy định tại Điều 20 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Người nào vắng mặt trái phép và nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan.

    - Là chỉ huy;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Lôi kéo người khác tham gia;

    - Trong sẵn sàng chiến đấu;

    - Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

    [5] Đào ngũ quy định tại Điều 21 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Người nào đào ngũ và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc

    - Là chỉ huy;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Lôi kéo người khác tham gia;

    - Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

    - Khi đang làm nhiệm vụ.

    [6] Trốn tránh nhiệm vụ quy định tại Điều 22 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Tự gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe của mình, giả bị bệnh hoặc dùng các hình thức gian dối khác để trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao và vi vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm đến tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc

    - Là chỉ huy;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Lôi kéo người khác tham gia.

    [7] Vi phạm các quy định đối với lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu quy định tại Điều 23 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước chậm từ 90 ngày trở lên so với thời gian quy định thì bị kỷ luật tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

    [8] Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước quy định tại Điều 24 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

    - Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

    [9] Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quy định tại Điều 29 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

    - Là chỉ huy;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự.

    [10] Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự quy định tại Điều 30 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc

    - Là chỉ huy;

    - Trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu;

    - Không có biện pháp tích cực ngăn chặn.

    [11] Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm quy định tại Điều 31 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc

    - Là chỉ huy;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.

    [12] Quấy nhiễu Nhân dân quy định tại Điều 32 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của Nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của Nhân dân và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc

    - Là chỉ huy;

    - Lôi kéo người khác tham gia;

    - Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;

    - Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.

    [13] Chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 35 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

    - Là chỉ huy;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Lôi kéo người khác tham gia;

    - Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

    [14] Các hành vi vi phạm khác quy định tại Điều 43 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Ngoài các hành vi vi phạm quy định trên, nếu người vi phạm có hành vi vi phạm khác có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản đối với hành vi vi phạm thì căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

    [15] Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo quy định tại Điều 45 Thông tư 143/2023/TT-BQP

    Người nào vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì bị kỷ luật từ cách chức, giáng cấp bậc quân hàm đến tước quân hàm sĩ quan (trừ các hành vi vi phạm liên quan đến ma túy)

    Ai có thẩm quyền tước quân hàm sĩ quan cấp tướng?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

    Điều 88.

    Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    ....

    5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

    ...

    Như vậy, hiện nay Chủ tịch nước là người có thẩm quyền quyết định tước quân hàm sĩ quan cấp tướng.

     

    saved-content
    unsaved-content
    32