Loading

11:15 - 16/09/2024

Nội dung kế hoạch của địa phương chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia gồm những gì?

Nội dung kế hoạch của địa phương chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia gồm những gì? Việc quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Nội dung chính

    Nội dung đề xuất kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm gồm những gì?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định lập và giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia như sau:

    1. Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Chương II Luật Đầu tư công.

    2. Việc lập kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

    3. Chủ chương trình chủ trì, phối hợp với chủ dự án thành phần và các cơ quan có liên quan lập kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Nội dung đề xuất kế hoạch bao gồm:

    a) Dự kiến phương án giao mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung trọng tâm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan chủ quản chương trình.

    b) Phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương gồm tổng số vốn, cơ cấu vốn ngân sách trung ương từng năm hỗ trợ cơ quan chủ quản chương trình.

    c) Đề xuất giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm.

    4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia, báo cáo cấp có thẩm quyền.

    5. Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung trọng tâm, tổng số vốn, cơ cấu vốn ngân sách trung ương cho cơ quan chủ quản chương trình.

    Như vậy, nội dung đề xuất kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia được quy định ở trên.

    Nội dung đề xuất kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm gồm những gì? (Hình từ internet)

    Nội dung kế hoạch của địa phương chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia gồm những gì?

    Theo Điều 6 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định lập, phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình như sau:

    1. Việc lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm.

    2. Căn cứ lập kế hoạch

    a) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm của bộ, ngành và địa phương.

    b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

    c) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm.

    d) Hướng dẫn xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.

    3. Nội dung kế hoạch của địa phương

    a) Mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 5 năm; nhiệm vụ cụ thể theo dự án thành phần từng chương trình mục tiêu quốc gia.

    b) Khả năng huy động vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương; vốn tín dụng; vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).

    c) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.

    d) Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù; danh mục dự án đầu tư ưu tiên (nếu có).

    d) Giải pháp huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện.

    4. Nội dung kế hoạch của bộ, cơ quan trung ương

    a) Nội dung, nhiệm vụ, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; danh mục dự án đầu tư (nếu có).

    b) Giải pháp tổ chức thực hiện.

    5. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia, các cơ quan chủ quản chương trình lập, phê duyệt, giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước.

    Theo đó, nội dung kế hoạch của địa phương chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia được quy định ở trên.

    Việc quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

    Nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2022/NĐ-CP như sau:

    Nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    1. Phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
    2. Thực hiện đúng trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, chính quyền địa phương ở các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các tổ chức có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình.
    3. Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia.
    4. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp; tránh thất thoát, lãng phí và không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
    5. Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

    Như vậy, theo quy định, việc quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc sau đây:

    (1) Phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

    (2) Thực hiện đúng trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, chính quyền địa phương ở các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các tổ chức có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình.

    (3) Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

    Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia.

    (4) Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả;

    Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp;

    Tránh thất thoát, lãng phí và không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

    (5) Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

    saved-content
    unsaved-content
    16