Loading

15:15 - 25/12/2024

Phải kiểm định thuốc thú y trong những trường hợp nào?

Việc kiểm định thuốc thú y là một quá trình quan trọng để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Cụ thể hơn, hãy cùng tìm hiểu.

Nội dung chính

    Phải kiểm định thuốc thú y trong những trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 102 Luật Thú y 2015 quy định về kiểm định thuốc thú y như sau:

    Kiểm định thuốc thú y
    1. Việc kiểm định thuốc thú y được thực hiện để đánh giá lại chất lượng thuốc thú y.
    2. Thuốc thú y được kiểm định trong các trường hợp sau đây:
    a) Có khiếu nại, tố cáo về chất lượng thuốc thú y;
    b) Có yêu cầu, trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y thực hiện việc kiểm định thuốc thú y quy định tại khoản 2 Điều này.

    Theo đó, phải kiểm định thuốc thú y trong những trường hợp sau:

    - Có khiếu nại, tố cáo về chất lượng thuốc thú y;

    - Có yêu cầu, trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Phải kiểm định thuốc thú y trong những trường hợp nào?

    Phải kiểm định thuốc thú y trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 100 Luật Thú y 2015 quy định nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y như sau:

    - Thuốc thú y có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì được phép nhập khẩu, trừ vắc-xin, vi sinh vật dùng trong thú y khi nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Thú y.

    - Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được nhập khẩu trong trường hợp sau đây:

    + Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai;

    + Mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học;

    + Chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

    + Tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

    + Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y;

    + Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.

    - Nguyên liệu thuốc thú y được nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

    + Sử dụng để sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam;

    + Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vắc-xin, vi sinh vật quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Thú y 2015 và thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 100 Luật Thú y 2015 nộp hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y cho Cục Thú y. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y xem xét cấp giấy phép nhập khẩu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y.

    - Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y nhập khẩu quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 100 Luật Thú y 2015 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt chất lượng.

    - Cục Thú y thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

    - Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc thú y có quyền xuất khẩu thuốc thú y theo quy định của pháp luật.

    Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền và nghĩa vụ gì?

    Căn cứ Điều 104 Luật Thú y 2015 quy định sử dụng thuốc thú y, cụ thể:

    Sử dụng thuốc thú y
    1. Thuốc thú y phải được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
    2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền sau đây:
    a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y;
    b) Yêu cầu cơ sở bán thuốc thú y hướng dẫn sử dụng thuốc thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
    c) Được bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc thú y theo quy định của pháp luật.
    3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây:
    a) Sử dụng thuốc thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và sức khỏe con người thì ngừng sử dụng thuốc và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

    Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền và nghĩa vụ như sau:

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền sau đây:

    + Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y;

    + Yêu cầu cơ sở bán thuốc thú y hướng dẫn sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

    + Được bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc thú y theo quy định của pháp luật.

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây:

    + Sử dụng thuốc thú y theo theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

    + Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và sức khỏe con người thì ngừng sử dụng thuốc và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

    saved-content
    unsaved-content
    36