Loading

08:52 - 09/11/2024

Phân biệt án phí và lệ phí Tòa án

Sự khác nhau giữa án phí và lệ phí Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự, hiện nay hai khái niệm này xuất hiện rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa hiểu về trường hợp nào sử dụng án phí, trường hợp nào sử dụng lệ phí.

Nội dung chính

    Phân biệt án phí và lệ phí Tòa án

    Án phí và lệ phí dân sự đều được xem là khoản tiền thu vào cho ngân sách nhà nước liên quan đến những yêu cầu, tranh chấp dân sự tại Tòa án. Điểm khác biệt cơ bản giữa án phí và lệ phí là trong khi án phí liên quan đến “vụ án” thì lệ phí liên quan đến việc giải quyết các “vụ việc”. Hiểu theo nghĩa đơn giản là những “vụ việc” do Tòa án giải quyết, không có yếu tố tranh chấp phức tạp, thường được gọi là “việc dân sự”.

    Án phí và lệ phí Tòa án có sự khác nhau cơ bản thông qua một số tiêu chí sau:

    Tiêu chíÁn phíLệ phí Tòa án
    Định nghĩaLà số tiền mà đương sự phải nộp khi Tòa án đã giải quyết vụ án bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.Là một trong các khoản chi phí liên quan đến quá trình giải quyết vụ án mà đương sự có nghĩa vụ phải đóng cho cơ quan có thẩm quyền sau khi yêu cầu của mình được Tòa án chấp nhận.
    Phân loạiGồm có án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm (Điều 3 ).

    1. Lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    2. Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài

    3. Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

    4. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    5. Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

    6. Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay.

    7. Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

    8. Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

    9. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án (Điều 4).

    Người thực hiện nghĩa vụCác đương sự trong vụ án dân sự (Điều 26,27,29).

    - Người yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự

    - Người kháng cáo trong trường hợp kháng cáo không được tòa chấp nhận

    - Vợ, chồng hoặc cả hai đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Điều 37).

    Cơ quan thu nộp

    Cơ quan thi hành án dân sự (Điều 10 ).

    - Cơ quan thi hành án dân sự

    - Tòa án

    - Bộ Ngoại giao (Điều 10).

    Mục đích

    Bù đắp phần chi phí mà Nhà nước đã sử dụng cho hoạt động chung của Tòa án, bảo đảm thực hiện tốt và hợp lý về chính sách tài chính.

    Chủ yếu là nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi người yêu cầu giải quyết việc dân sự.
    Căn cứ pháp lý

    Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

    Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
    saved-content
    unsaved-content
    358
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ